Thủ trưởng khu vực đại lục Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân

An Huy

Thời kỳ đầu

Thượng tướng Lý Đức Sinh (1916 – 2011), Phó Chủ tịch Đảng, Lãnh đạo Quốc gia, Chủ nhiệm An Huy (1967 – 1973).Vạn Lý (bên trái) cùng Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Chu Đức, Bành Chân thảo luận về xây dựng Thiên An Môn.

Sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập vào năm 1949, An Huy bị phân thành hai khu hành chính cấp tỉnh là Hoàn BắcHoàn Nam, lấy Trường Giang làm ranh giới. Thủ trưởng khu vực này từ năm 1949 đến năm 1952 là Tống Nhiệm Cùng (tiếng Trung: 宋任穷, bính âm: Sòng Rèn Qióng, Latinh: Song Renqiong, tên cũ: 宋韵琴, Biệt hiệu: Tống Vận Cầm. 1909 – 2005)[39], Thượng tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, cán bộ cao cấp sau đó là Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Vào ngày 07 tháng 08 năm 1952, Ủy ban Hành chính Hoàn Bắc và Ủy ban Hành chính Hoàn Nam được sáp nhập để thành lập Chính phủ Nhân dân tỉnh An Huy. Tằng Hy Thánh (tiếng Trung: 曾希聖, bính âm: Céng Xī Shèng, Latinh: Zeng Xisheng. 1904 – 1968)[40] là Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh từ năm 1952 – 1955.

Vào tháng 03 năm 1955, Chính quyền Nhân dân tỉnh An Huy được tổ chức lại thành Ủy ban Nhân dân tỉnh An Huy. Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh An Huy trong 12 năm (1955 – 1967) là Hoàng Nham. Trong thời kỳ Nạn đói lớn ở Trung Quốc (1959 – 1961), số người tử vong vì nguyên nhân không bình thường tại tỉnh An Huy là 6,33 triệu người, chiếm 18,37% trong tổng dân số 34,46 triệu dân của tỉnh khi đó, đạt tỷ lệ cao nhất trong số các tỉnh tại Trung Quốc.[41] Hoàng Nham (tiếng Trung: 黄岩, bính âm: Huángyán, Latinh: Huang Yan. 1912 – 1989)[42] là thủ trưởng hành chính, phụ trách hồi phục An Huy trong những năm này.

Giai đoạn 1967 – 1968, Trung tướng Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc Tiền Quân (tiếng Trung: 钱钧, bính âm: Qián Jūn, Latinh: Quan Jun. 1905 – 1990)[43] kiểm soát tỉnh. Sau đó, tháng 04 năm 1968, Ủy ban Cách mạng tỉnh An Huy được thành lập, lần lượt ba Chủ nhiệm là Lý Đức Sinh (1968 – 1973), Tống Bội Chương (tiếng Trung: 宋佩璋, bính âm: Sòngpèizhāng, Latinh: Song Peizhang. 1919 – 1989)[44], Vạn Lý (1977 – 1979).[45] Có tới hai vị lãnh đạo quốc gia (về sau), từng giữ vị trí Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng tỉnh An Huy là Lý Đức Sinh (tiếng Trung: 李德生, bính âm: Lǐdéshēng, Latinh: Li Desheng. 1916 – 2011)[46], Thượng tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (lãnh đạo quốc gia vị trí thứ 6, năm 1973 – 1975), Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 9, 10, 11, 12, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân Giải phóng Nhân dân Trung QuốcVạn Lý (tiếng Trung: 万里, bính âm: Wànlǐ, Latinh: Wan Li, tên khai sinh: 万明礼, Hán – Việt: Vạn Minh Lễ. 1916 – 2015), là người quan trọng trong lịch sử An Huy.

Hồi Lương Ngọc (1944), nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Tổng lý Quốc vụ viện, Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia, Tỉnh trưởng An Huy (1994 – 1998).Trụ sở Chính phủ Nhân dân tỉnh An Huy, tại Quận Bao Hà, Hợp Phì.

Sau năm 1977

Vào tháng 06 năm 1977, Vạn Lý là lãnh đạo An Huy (Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng tỉnh) đã thực hiện một bước đi táo bạo, Thanh lọc hoàn toàn. Sau đó, chiến dịch đầu tiên là hỗ trợ sản xuất hàng hóa cho hộ gia đình, mở đầu bằng làng Tiểu Cương (小岗村), và sau đó mở rộng khắp tỉnh. Ông trở thành người tiên phong và lãnh đạo cải cách và mở cửa nông nghiệp Trung Quốc cùng Triệu Tử Dương. Sau khi rời An Huy, ông giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Ban Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Tổng lý Quốc vụ viện, Chủ nhiệm Ủy ban Nông nghiệp Nhà nước Trung Quốc, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng Trung ương Trung Quốc và sau đó là Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (lãnh đạo quốc gia 1988 – 1993).

Lý Bân (1954), Tiến sĩ Kinh tế, Phó Chủ tịch Chính Hiệp, Tỉnh trưởng An Huy 2011 – 2013.

Tháng 12 năm 1979, Ủy ban Cách mạng tỉnh An Huy được đổi tên thành Chính quyền nhân dân tỉnh An Huy được tái lập. Từ đó đến nay, có tới 14 Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh An Huy, gồm Trương Kính Phu (tiếng Trung: 张劲夫, bính âm: Zhāngjìnfū, Latinh: Zhang Jingfu. 1914 – 2015)[47] giai đoạn 1979 – 1981, Chu Tử Kiện (tiếng Trung: 周子健, bính âm: Zhōu zǐ jiàn, Latinh: Zhou Zijian. 1914 – 2003)[48] giai đoạn 1981 – 1983, Vương Úc Chiêu (tiếng Trung: 王郁昭, bính âm: Wángyùzhāo, Latinh: Wang Yuzhao. 1926 – 2016)[49] giai đoạn 1983 – 1987, Lô Vinh Cảnh (tiếng Trung: 卢荣景, bính âm: Lúróngjǐng, Latinh: Lu Rongjing. 1933)[50] giai đoạn 1987 – 1989, Phó Tích Thọ (tiếng Trung: 傅锡寿, bính âm: Fùxīshòu, Latinh: Fu Xishou. 1931 – 2015)[51] giai đoạn 1989 – 1994, Hồi Lương Ngọc (tiếng Trung: 回良玉, bính âm: Huí liáng yù, Latinh: Hui Liangyu. 1944) giai đoạn 1994 – 1998[52], Vương Thái Hoa (tiếng Trung: 王太华, bính âm: Wángtàihuá, Latinh: Wang Taihua. 1945)[53] giai đoạn 1998 – 2000, Hứa Trọng Lâm (tiếng Trung: 许仲林, bính âm: Xǔ zhònglín, Latinh: Xu Zhonglin. 1943)[54] giai đoạn 2000 – 2002, Vương Kim Sơn (tiếng Trung: 王金山, bính âm: Wángjīnshān, Latinh: Wang Jinshan. 1945)[55] giai đoạn 2002 – 2007, Vương Tam Vận (tiếng Trung: 王三运, bính âm: Wángsānyùn, Latinh: Wang Sanyun. 1952) giai đoạn 2007 – 2011[56], Lý Bân (tiếng Trung: 李斌, bính âm: Lǐbīn, Latinh: Li Bin. Biệt hiệu: Chất Văn. 1954) giai đoạn 2011 – 2013[57], Vương Học Quân (tiếng Trung: 王学军, bính âm: Wángxuéjūn, Latinh: Wang Xuejun. 1952) giai đoạn 2013 – 2015[58], Lý Cẩm Bân (2015 – 2016)[59], Lý Quốc Anh (2016 – nay). Trong đó, Hồi Lương Ngọc là cán bộ cao nhất, về sau là Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 16, Phó Tổng lý Quốc vụ viện, Tổng Chỉ huy Bộ Chỉ huy Phòng chống lụt bão hạn hán Quốc gia Trung Quốc.

Năm 2018, An Huy là tỉnh đông thứ tám về số dân, đứng thứ 13 về kinh tế Trung Quốc với 63,2 triệu dân, tương đương với Pháp[60] và ba nghìn tỷ NDT (445 tỷ USD),[61] tương đương với Na Uy. An Huy có chỉ số GDP đầu người đứng thứ hai mươi hai, đạt 47.712 NDT (tương ứng 7.210 USD).[62]

Hiện tại, Lý BânPhó Chủ tịch Chính Hiệp, người phụ nữ đầu tiên và duy nhất từng là Tỉnh trưởng An Huy. Lý Cẩm Bân (tiếng Trung: 李锦斌, bính âm: Lǐjǐnbīn, Latinh: Li Jinbin. 1958) là Bí thư Tỉnh ủy tỉnh An HuyLý Quốc Anh (tiếng Trung: 李國英, bính âm: Lǐguóyīng, Latinh: Li Guoying. 1963) là Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh An Huy đương nhiệm, cả ba đều là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX.[63]

Cam Túc

Các Tỉnh trưởng Cam Túc

Vương Thế Thái (1910 – 2008), Thủ trưởng Cam Túc đầu tiên (1949 – 1950).Tiển Hằng Hán (1914 – 1991), Trung tướng Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc.

Từ năm 1949 tính đến hiện tại, Chính phủ Nhân dân tỉnh Cam Túc có 17 Thủ trưởng. Trụ sở của cơ quan đặt tại tỉnh lỵ, thành phố Lan Châu. Năm 1949, Chính phủ Nhân dân tỉnh Cam Túc được thành lập, đứng đầu là Chủ tịch. Các Chủ tịch gồm Vương Thế Thái (王世泰. 1910 – 2008)[64] giai đoạn 1949 – 1950, Đặng Bảo San (鄧寶珊. 1894 – 1968)[65] giai đoạn 1950 – 1955. Trong đó Đặng Bảo San làm Thủ trưởng cơ quan hành chính tỉnh Cam Túc 17 năm, từ 1950 đến 1967. Vào tháng 10 năm 1958, cơ quan được đổi tên thành Ủy ban Nhân dân tỉnh Cam Túc.

Năm 1967, tỉnh Cam Túc được quản lý bởi Ủy ban Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc kiểm soát tỉnh Cam Túc. Năm 1968, cơ quan được đổi thành Ủy ban Cách mạng tỉnh Cam Túc. Thủ trưởng giai đoạn này là Tiển Hằng Hán (冼恒汉. 1911 – 1991),[66] người Tráng, Trung tướng Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc, lãnh đạo từ (1967 – 1977) và Tống Bình (1977 – 1979).

Tháng 11 năm 1979, Ủy ban Cách mạng tỉnh Cam Túc bị bãi bỏ và Chính phủ Nhân dân tỉnh Cam Túc được tái lập. Các Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Cam Túc gồm có Phùng Ký Tân (冯纪新. 1915 – 2005)[67] giai đoạn (1979 – 1981), Lý Đăng Doanh (李登瀛. 1914 – 1996)[68] giai đoạn (1981 – 1983), Trần Quang Nghị (陈光毅. 1933)[69] giai đoạn (1983 – 1986), Cổ Chí Kiệt (贾志杰. 1935)[70] giai đoạn (1986 – 1993), Diêm Hải Vượng (阎海旺. 1939)[71] giai đoạn (1993), Trương Ngô Nhạc (张吾乐. 1937)[72] giai đoạn (1993 – 1996), Tôn Anh (孙英. 1936)[73] giai đoạn (1996 – 1998), Tống Chiếu Túc (1998 – 2001)[74], Lục Hạo (陆浩. 1947)[75] giai đoạn (2001 – 2006), Từ Thủ Thịnh (2006 – 2010)[76], Lưu Vĩ Bình (2010 – 2016)[77], Lâm Đạc (林鐸. 1956)[78] giai đoạn (2016 – 2017) và Đường Nhân Kiện (2017 – nay). Lâm Đạc hiện đang là Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Cam Túc, Đường Nhân Kiện đương nhiệm Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Cam Túc. Cả hai đều là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX.[63]

Trong sô 17 Thủ trưởng tỉnh Cam Túc, có 12 vị từng được bổ nhiệm làm Bí thư Tỉnh ủy, chín vị từng là Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Cam Túc. Chỉ có một vị Lãnh đạo quốc gia từng giữ vị trí Thủ trưởng tỉnh, đó là Tống Bình (宋平. 1917),[79] lãnh đạo thế hệ cũ cuối cùng còn sống, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (vị trí thứ năm), nguyên Bí thư thường vụ Ban Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, nguyên Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Cát Lâm

Biến động ban đầu

Vương Ân Mậu (1913 – 2001), Trung tướng Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc, Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng tỉnh Cát Lâm (1977 – 1980).

Những năm 1949, với sự ủng hộ của Liên Xô, khu Đông Bắc gồm tỉnh Cát Lâm trở thành một khu vực lực lượng cộng sản trong cuộc nội chiến giành chiến thắng. Năm 1949, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã chia khu vực Đông Bắc ra thành năm tỉnh: Hắc Long Giang, Cát Lâm, Tùng Giang, Liêu ĐôngLiêu Tây. Vào tháng 04 năm 1950, Chính phủ Nhân dân tỉnh Cát Lâm chính thức được thành lập, với Thủ trưởng đầu tiên là Chu Trì Hành (周持衡. 1915 – 1986)[80] giai đoạn (1950 – 1952). Năm 1954, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tiến hành điều chỉnh hành chính, cắt bảy huyện của tỉnh Hắc Long Giang cho tỉnh Cát Lâm, cùng với huyện Can An của Cát Lâm hợp thành địa cấp thị Bạch Thành, cắt một thành phố vàc chín huyện của tỉnh Liêu Đông về tỉnh Cát Lâm và thiết lập địa cấp thị Thông Hóa. Cùng với đó, tỉnh Cát Lâm còn tiếp nhận thành phố Liêu Nguyên và hai huyện Tây AnĐông Phong, thành phố Tứ Bình, huyện Song Liêu và huyện Lê Thụ của tỉnh tỉnh Liêu Tây cũ. Cùng năm, Chính phủ Nhân dân tỉnh Cát Lâm đã từ thành phố Cát Lâm dời đến Trường Xuân, tỉnh lỵ. Thủ trưởng hành chính tỉnh Cát Lâm thời gian này là Lật Hữu Văn (栗又文. 1901 – 1984)[81], lãnh đạo 16 năm, từ 1952 – 1968.

Năm 1969, một huyện và một kỳ của minh Thông Liêu và minh Hulunbuir của Nội Mông đã được chuyển sang cho tỉnh Cát Lâm, đến năm 1979 lại trả về Nội Mông. Thời gian này, cơ quan hành chính tỉnh có tên là Ủy ban Cách mạng tỉnh, với Chủ nhiệm Vương Hoài Sương (王淮湘. 1920 – 2013)[82] giai đoạn (1968 – 1977) và Vương Ân Mậu (王恩茂. 1913 – 2001)[83] giai đoạn (1977 – 1980).

Sau năm 1980

Hàn Trường Phú (1954 -), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nông thôn Trung Quốc, nguyên Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Cát Lâm (2006 – 2009).

Vào tháng 03 năm 1980, Chính phủ Nhân dân tỉnh Cát Lâm được tái lập. Trong những giai đoạn này, Cát Lâm là khu vực hành chính cấp tỉnh với tốc độ phát triển trung bình. Từ năm 1979 đến 2007, tổng GDP của Cát Lâm năm 2007 gấp 63,75 lần so với năm 1979, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm là 9,4%. Cùng kỳ, trung bình cả nước là 9,8%, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của Cát Lâm xếp hạng 17.[84] Trong 31 năm từ 1978 đến 2008, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Cát Lâm cao hơn mức trung bình quốc gia cùng kỳ trong 16 năm và thấp hơn mức trung bình quốc gia trong cùng kỳ trong 15 năm, có 13 năm với tốc độ tăng trưởng hàng năm cao hơn 10%. Cát Lâm xếp hạng xoay quanh vị trí 18 đến 24 cả nước. GDP đạt 10 tỷ nhân dân tệ năm 1981, 50 tỷ nhân dân tệ năm 1992, 100 tỷ nhân dân tệ năm 1995 và 500 tỷ nhân dân tệ năm 2007.[84] Các Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Cát Lâm chịu trách nhiệm phát triển kinh tế tỉnh giai đoạn này là Vu Khắc (于克. 1913 – 2004)[85] giai đoạn (1980 – 1982), Trương Căn Sinh (张根生. 1923 – 2008)[86] giai đoạn (1982 – 1983), Triệu Tu (赵修. 1921 – 1992)[87] giai đoạn (1983 – 1985), Cao Đức Chiêm (高德占. 1932)[88] giai đoạn (1985 – 1987), Hà Trúc Khang (何竹康. 1932)[89] giai đoạn (1987 – 1989), Vương Trung Vũ (王忠禹. 1933)[90] giai đoạn (1989 – 1992), Cao Nghiêm (高严. 1942)[91] giai đoạn (1992 – 1995), Vương Vân Khôn (王云坤. 1942)[92] giai đoạn (1995 – 1998), Hồng Hổ (洪虎. 1940)[93] giai đoạn (1998 – 2004), Vương Mân (2004 – 2006).[94] Năm 2005, Chính phủ Nhân dân tỉnh Cát Lâm đã thành lập Ủy ban Quản lý khu bảo vệ và phát triển núi Trường Bạch, là cấp sở. Trong đó, Vương Trung Vũ sau đó được điều chuyển về trung ương, giữ chức vụ Tổng Thư ký Quốc vụ viện, Ủy viên Quốc vụ, chức vụ cấp Phó Quốc gia rồi trở thành Phó Chủ tịch Chính Hiệp trước khi nghỉ hưu.

Vùng Đông Bắc Trung Quốc nói chung và tỉnh Cát Lâm nói riêng từng là trái tim công nghiệp của Trung Quốc, tuy nhiên, sau cải cách mở cửa, nền công nghiệp của vùng đã tụt hậu so với vùng ven biển phía đông Trung Quốc, và Trung Quốc đã phải đề ra kế hoạch Chấn hưng vùng công nghiệp cũ Đông Bắc (振兴东北老工业基地). Từ đó đến nay, Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Cát Lâm gồm Hàn Trường Phú[95] giai đoạn 2006 – 2009, Vương Nho Lâm[96] giai đoạn 2009 – 2012, Bayanqolu giai đoạn 2012 – 2014, Tưởng Siêu Lương giai đoạn 2014 – 2016, Lưu Quốc Trung giai đoạn 2016 – 2017, Cảnh Tuấn Hải từ năm 2017. Hiện nay, Hàn Trường Phú, Bayanqolu, Tưởng Siêu Lương (蒋超良. 1957)[97], Lưu Quốc Trung, Cảnh Tuấn Hải đều là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX,[63] với Bayanqolu (ᠪᠠᠶᠠᠨᠴᠢᠯᠠᠭᠤ. 1955)[98], Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Cát Lâm, Hàn Trường Phú Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nông thôn, Tưởng Siêu Lương Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hồ Bắc, Lưu Quốc Trung Tỉnh trưởng Thiểm Tây (giữ vị trí Tỉnh trưởng Cát Lâm đúng một năm trước khi được điều chuyển tới Thiểm Tây) và Cảnh Tuấn Hải, Tỉnh trưởng Cam Túc đương nhiệm.

Chiết Giang

Thời kỳ đầu

Đàm Chấn Lâm (1902 – 1983), Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Tổng lý Quốc vụ viện, Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia, Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Chiết Giang đầu tiên (1949 – 1955).
Sa Văn Hán (1908 – 1964) Tỉnh trưởng Chiết Giang 1955 – 1957.
Châu Kiến Nhân (1888 – 1984) Chủ tịch Dân tiến hội, Tỉnh trưởng Chiết Giang 1958 – 1967.

Vào tháng 07 năm 1949, Chính phủ Nhân dân tỉnh Chiết Giang được thành lập. Đàm Chấn Lâm (谭震林. 1902 – 1983)[99] là Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Chiết Giang giai đoạn 1949 – 1955, đồng thời cũng là Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Giang Tô, trong thời điểm hai tỉnh này đều được quản lý hành chính bởi ông.

Năm 1955, theo Hiến pháp Ngũ Tứ, Ủy ban Nhân dân tỉnh Chiết Giang được thành lập. Có bốn Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân gồm Sa Văn Hán (沙文汉. 1908 – 1964)[100] giai đoạn (1955 – 1957), Hoắc Sĩ Liêm (霍士廉. 1909 – 1996)[101] giai đoạn (1957 – 1958), Châu Kiến Nhân (周建人. 1888 – 1984)[102] giai đoạn (1958 – 1967), Long Tiềm (龙潜. 1913 – 1992)[103] trong năm 1967. Trong số đó, Sa Văn Hán, Hoắc Sĩ Liêm, Long Tiềm chỉ công tác trong thời gian ngắn, Long TiềmThiếu tướng được bổ nhiệm vào đầu năm 1967, kiêm chức Chủ nhiệm Ủy ban Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Kiểm soát tỉnh Chiết Giang nhằm phụ trách quân đội kiểm soát Chiết Giang, bị cách chức trong vòng bảy tháng vì không xử lý được sự kiện Ngũ Mã, một vụ xung đột lớn ở Phố Ngũ Mã, con đường thương mại nổi tiếng thuộc Ôn Châu.[104] Châu Kiến Nhân (1888 – 1984) là một trường hợp đặc biệt. Ông quản lý hành chính Chiết Giang năm 1958, khi đã 70 tuổi, cho đến năm 80 tuổi. Châu Kiến Nhân không đi theo Đảng Cộng sản Trung Quốc mà là Hội viên Hội xúc tiến dân chủ Trung Quốc, gọi tắt Dân Tiến hội (民进会) – là một trong những đảng phái dân chủ của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, một trong những người sáng lập năm 1945 và là Chủ tịch Hội xúc tiến dân chủ Trung Quốc 1979 – 1984, Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc đến khi qua đời.

Năm 1968, Ủy ban Cách mạng tỉnh Chiết Giang được chính thức thành lập và kiểm soát quân sự vẫn được thực hiện. Có ba Chủ nhiệm của Ủy ban Cách mạng, gồm Thiếu tướng Nam Bình (南萍. 1918 – 1989)[105] giai đoạn (1967 – 1973), Đàm Khải Long (谭启龙. 1913 – 2003)[106] giai đoạn (1973 – 1977), Thiếu tướng Thiết Anh (铁瑛. 1916 – 2009)[107] giai đoạn (1977 – 1979). Nam Bình kế nhiệm Long Tiềm, giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Kiểm soát tỉnh Chiết Giang vào những tháng cuối năm 1967 rồi trở thành Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng tỉnh Chiết Giang năm 1968. Năm 1973, một thời gian sau Sự kiện 13 tháng 9, ông bị cách chức.

Phát triển đổi mới

Hạ Bảo Long (1952), Tỉnh trưởng Chiết Giang 2011 – 2012.

Vào tháng 12 năm 1979, Chính phủ Nhân dân tỉnh Chiết Giang được tổ chức lại, và trụ sở Chính phủ Nhân dân tỉnh được đặt tại thủ phủ Hàng Châu. Từ đó cho đến năm 2020, có 12 Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Chiết Giang, là Lý Phong Bình (李丰平. 1912 – 2008)[108] giai đoạn (1979 – 1983), Tiết Câu (薛驹. 1922)[109] giai đoạn (1983 – 1987), Thẩm Tổ Luân (1987 – 1990)[110], Cát Hồng Thăng (葛洪升. 1931)[111] giai đoạn (1990 – 1993), Vạn Học Viễn (万学远. 1940)[112] giai đoạn (1993 – 1997), Sài Tùng Nhạc (柴松岳. 1941)[113] giai đoạn (1997 – 2002), Tập Cận Bình (2002 – 2003), Lã Tổ Thiện (吕祖善. 1946)[114] giai đoạn (2003 – 2011), Hạ Bảo Long (2011 – 2012)[115], Lý Cường (2012 – 2016)[116], Xa Tuấn (2016 – 2017), hiện là Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Chiết Giang[117], Viên Gia Quân (2017 – nay), đương nhiệm Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Chiết Giang. Trong đó Tập Cận Bình giữ chức vụ Quyền Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Chiết Giang từ tháng 10 năm 2002 đến tháng 01 năm 2003, tạm thời trước khi là Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Chiết Giang.

Hiện tại, Lý Cường là Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Thành ủy thành phố Thượng Hải, Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia. Cùng với Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia, Bí thư Thành ủy thành phố Bắc Kinh Thái Kỳ, Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia, Bí thư Thành ủy thành phố Trùng khánh Trần Mẫn Nhĩ, Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia, Trưởng Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Hoàng Khôn Minh, Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia, Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Đinh Tiết Tường, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Sơn Tây Lâu Dương Sinh, Thị trưởng Chính phủ Nhân dân thành phố Thượng Hải Ứng Dũng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Cát Lâm Bayanqolu, Chủ nhiệm Văn phòng Quân ủy Trung ương Trung Quốc Chung Thiệu Quân(钟绍军. 1968)[118]Lý Cường là thành viên của Quân Chiết Giang Tập Cận Bình, phụ tá Tập Cận Bình từ những năm ông công tác tại Chiết Giang.

Giang Tô

Phân vùng ban đầu

Thượng tướng Hứa Thế Hữu (1905 – 1985), Phó Chủ tịch Ủy ban Cố vấn Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia.

Sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập, Bắc Kinh trở thành thủ đô. Ban đầu, Giang Tô được phân Tô Bắc và Tô Nam, quản lý bởi Văn phòng Hành chính Tô Bắc và Văn phòng Hành chính Tô Nam. Vào ngày 15 tháng 11 năm 1952, cuộc họp lần thứ 19 của Ủy ban Chính phủ Nhân dân Trung ương Trung Quốc (cơ quan cũ nay là Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) đã thông qua "Nghị quyết điều chỉnh hệ thống hành chính cấp tỉnh và khu". Nghị quyết đã thành lập Chính phủ Nhân dân tỉnh Giang Tô, hợp nhất Văn phòng Hành chính Tô Bắc và Văn phòng Hành chính Tô Nam. Một số khu vực cũ ở tỉnh Sơn Đông và tỉnh An Huy được hợp nhất vào tỉnh Giang Tô. Chính phủ Nhân dân tỉnh Giang Tô được đặt tại thành phố Nam Kinh, tỉnh lỵ. Trong cuộc họp, Đàm Chấn Lâm được bổ nhiệm làm Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Giang Tô.[119]

Sở Văn hóa và Du lịch, Chính phủ Nhân dân tỉnh Giang Tô.

Vào ngày 01 tháng 01 năm 1953, Đàm Chấn Lâm tuyên bố thực thi Nghị quyết Trung ương, Chính phủ Nhân dân tỉnh Giang Tô chính thức thành lập. Ông cũng là cán bộ cao cấp nhất từng là Thủ trưởng Giang Tô, khi sau này được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Tổng lý Quốc vụ viện, Phó Chủ tịch Ủy ban Cố vấn Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Năm 1955, cơ quan được đổi tên thành Ủy ban Nhân dân tỉnh Giang Tô, Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh Giang Tô là Huệ Dục Vũ (1955 – 1964). Sau đó, Trung tướng Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc Đỗ Bình (杜平. 1908 – 1999)[120] tới Giang Tô giữ chức Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh Giang Tô (1964 – 1967), Chủ nhiệm Ủy ban Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Kiểm soát tỉnh Giang Tô (1967 – 1968), trong thời điểm Đại Cách mạng Văn hóa vô sản diễn ra.

Tháng 03 năm 1968, cơ quan đổi thành Ủy ban Cách mạng tỉnh Giang Tô. Các Chủ nhiệm Ủy ban gồm Hứa Thế Hữu (许世友. 1905 – 1985)[121], Thượng tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Chủ nhiệm (1968 – 1973), Bành Trùng (彭冲. 1915 – 2010)[122] giai đoạn (1973 – 1977), Hứa Gia Truân (许家屯. 1916 – 2016)[123] giai đoạn (1977 – 1979). Sau đó, Hứa Thế Hữu trở thành Phó Chủ tịch Ủy ban Cố vấn Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa IX, X, XI, Thường vụ Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia, Bành Trùng là Bí thư Ban Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, Bí thư Thành ủy Thành phố Thượng Hải, Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia, còn Hứa Gia Truân gây ra một sự kiện lớn.

La Chí Quân (1951), Tỉnh trưởng Giang Tô (2018 – 2010), Bí thư Giang Tô (2010 – 2016).
Hai Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Giang Tô từ 2008 đến 2015, sau đó Lý Học Dũng nghỉ hưu, La Chí Quân là Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Giang Tô.
Trung tướng Đỗ Bình (1908 – 1999), Tỉnh trưởng Giang Tô 1964 – 1968.

Năm 1983, Hứa Gia Truân[124] (1916 – 2016) đang là Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân tỉnh Giang Tô (từng giữ bốn chức vụ cơ cấu lãnh đạo Giang Tô, Bí thư thứ nhất Tỉnh ủy tỉnh Giang Tô, Chủ tịch Chính Hiệp Giang Tô) được điểu chuyển bộ nhiệm làm Trưởng Ban Hồng Kông, Tân Hoa xã, dưới dạng công tác chuẩn bị nghỉ hưu khi đã 67 tuổi. Thời gian này, ông dành nhiều quan tâm và gần gũi với Hồng Kông, vẫn đang thuộc về Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Năm 1989, sự kiện Sự kiện Thiên An Môn diễn ra bạo loạn, Hứa Gia Truân hoạt động ủng hộ sự kiện thông qua cơ quan thường trú tại Hồng Kông của Trung ương.[124] Đến tháng năm, Trung ương tuyên bố Thiết quân Luật và dập tắt sự kiện.[125] Trung Quốc tiến hành bắt những người có liên quan. Hứa Gia Quân bỏ trốn sang Hoa Kỳ, sống theo dạng lưu vong cho đến khi mất năm 2016, 100 tuổi.[126] Năm 1991, ông bị trục xuất ông khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Thời kỳ mới

Chính phủ Nhân dân tỉnh Giang Tô được tái lập năm 1979 đến nay, trụ sở tại đường Bắc Kinh Tây, Cổ Lâu, Nam Kinh. Các Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Giang Tô: Huệ Dục Vũ (惠浴宇. 1909 – 1989)[127] giai đoạn (1980 – 1981), Hàn Bậu Tín (韩培信. 1921 – 2017)[128] giai đoạn (1981 – 1983), Cố Tú Liên (顾秀莲. 1936)[129] giai đoạn (1983 – 1989) (Tỉnh trưởng nữ đầu tiên và duy nhất đến nay của Giang Tô), Trần Hoán Hữu (陈焕友. 1934)[130] giai đoạn (1989 – 1994), Trịnh Tư Lâm (郑斯林. 1940)[131] giai đoạn (1994 – 1998), Quý Doãn Thạch (季允石. 1945)[132] giai đoạn (1998 – 2002), Lương Bảo Hoa (梁保华. 1945)[133] giai đoạn (2002 – 2008), La Chí Quân (2008 – 2010)[134], Lý Học Dũng (李学勇. 1950)[135] giai đoạn (2010 – 2015), Thạch Thái Phong (2015 – 2017)[136]Ngô Chính Long (2017 – nay). Trong đó, Thạch Thái Phong hiện là Bí thư Khu ủy Khi tự trị Nội Mông Cổ, Ngô Chính LongTỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Giang Tô được nhiệm, cả hai đều là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX.[63]

Giang Tây

Diễn biến kinh tế

Thiệu Thức Bình (1900 – 1965), Tỉnh trưởng Giang Tây, từ 1949 đến 1965.

Vào ngày 16 tháng 06 năm 1949, Chính phủ Nhân dân tỉnh Giang Tây được thành lập và được tổ chức lại thành Ủy ban Nhân dân tỉnh Giang Tây vào tháng 02 năm 1955. Trong những ngày đầu, từ tháng 02 cho đến tháng 06 năm 1949, Trần Chính Nhân (陳正人. 1907 – 1972)[137] tạm giữ vị trí Tỉnh trưởng Giang Tây, kiêm nhiệm khi chức vụ chính thức của ông là Bí thư Giang Tây. Thời gian đó Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Giang Tây, Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh Giang Tây là Thiệu Thức Bình (邵式平. 1900 – 1965)[138] giai đoạn (1900 – 1975), làm Thủ trưởng hành chính tỉnh Giang Tây trong 16 năm, từ năm bắt đầu cho đến năm 1965, khi ông mất. Trong những năm ông công tác, dân số của tỉnh Giang Tây gia tăng nhanh chóng. Ông đã huy động 50.000 cán bộ trên toàn tỉnh về nông thôn, kêu gọi nhân dân đi đến những khu cằn cỗi nằm mở ra sản xuất nông nghiệp và thành lập nhiều trang trại khai hoang. Sau đó, ông thành lập Đại học Lao động Cộng sản Chủ nghĩa Giang Tây (nay đổi tên thành Đại học Nông nghiệp Giang Tây), với các cơ sở trên toàn tỉnh nhằm tổ chức đào tạo. Sáng kiến tiên phong này của ông lan rộng ra cả nước.[139] Những biện pháp này đảm bảo nguồn cung lương thực của Giang Tây vào thời điểm đó, không chỉ không có nạn đói mà còn là một tỉnh xuất khẩu lương thực lớn. Vào thời điểm đó, một số lượng lớn người từ các tỉnh xung quanh đã đổ vào Giang Tây, hầu hết được tái định cư và sinh sống tại các trang trại khai hoang. Đầu thế kỷ XXI, Giang Tây không đạt được tốt độ phát triển kinh tế tốt, là tỉnh nghèo trong những tỉnh cạnh như Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông.

Giang Vị Thanh (1910 – 2000), Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng tỉnh Giang Tây (1972 – 1979).

Thủ trưởng trước tiếp theo là Phương Chí Thuần (方志純. 1905 – 1993)[140] giai đoạn (1905 – 1993), Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh, Chủ nhiệm Ủy ban Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc kiểm soát tỉnh. Tháng 01 năm 1968, cơ quan hành chính được tổ chức lại thành Ủy ban Cách mạng tỉnh Giang Tây, thời kỳ 1968 – 1979, với các Chủ nhiệm Trình Thế Thanh (程世清. 1918 – 2008)[141] giai đoạn (1968 – 1972), Thiếu tướng Giải phóng quân Nhân dân Trung QuốcGiang Vị Thanh (江渭清. 1910 – 2000)[142] giai đoạn (1972 – 1979). Có thể thấy, trong ba mươi năm đầu từ 1949 đến 1979, Giang Tây chỉ có bốn Thủ trưởng cơ quan hành chính tỉnh.

Thủ trưởng sau 1979

Vào tháng 12 năm 1979, cơ quan hành chính đổi tên lại thành Chính phủ Nhân dân tỉnh Giang Tây cho đến nay, gồm các Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Giang Tây là: Bạch Đống Tài (白棟材. 1916 – 2014)[143] giai đoạn (1979 – 1982), Triệu Tăng Ích (趙增益. 1920 – 1993)[144] giai đoạn (1982 – 1985), Nghê Hiến Sách (倪獻策. 1935)[145] thời kỳ (1985 – 1986). Nghê Hiến Sách chỉ giữ vị trí Tỉnh trưởng Giang Tây được một năm. Ông đã bị bắt năm 1986 vì vi phạm kỷ luật liên quan tới sử dụng ngân sách và ưu đãi người thân, phạt tù hai năm và không thể quay trở lại công tác. Người thay thế là Ngô Quan Chính (1986 – 1995)[146], Thư Thánh Hữu (舒聖佑. 1936)[147] giai đoạn (1995 – 2001), Hoàng Trí Quyền (黃智權. 1942)[148] giai đoạn (2001 – 2006), Ngô Tân Hùng (吴新雄. 1949)[149] giai đoạn (2006 – 2011), Lộc Tâm Xã (2011 – 2016)[150], Lưu Kỳ (2016 – 2018)[151]Dịch Luyện Hồng (2018 – nay). Lộc Tâm Xã, Lưu KỳDịch Luyện Hồng đều đang là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX[63], với Lộc Tâm Xã, Bí thư Quảng Tây, Lưu Kỳ, Bí thư Giang TâyDịch Luyện Hồng, Tỉnh trưởng Giang Tây đương nhiệm.

Trong số các Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Giang Tây, có một lãnh đạo quốc gia, là Ngô Quan Chính (1938 -), về sau trở thành Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (2002 – 2007), Lãnh đạo Quốc gia vị trí thứ bảy, nguyên Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, chức vụ cấp Lãnh đạo Quốc gia.

Hà Bắc

Thời kỳ đầu

Dương Tú Phong (1897 – 1983), nguyên Viện trưởng Pháp viện Tối cao (cấp Phó Quốc gia hiện nay), Tỉnh trưởng Hà Bắc đầu tiên (1949 – 1952)

Vào ngày 01 tháng 08 năm 1949, Chính phủ Nhân dân tỉnh Hà Bắc chính thức được thành lập, với thủ phủ là địa cấp thị Bảo Định, trước khi Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa ra đời. Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh là Dương Tú Phong (杨秀峰. 1897 – 1983)[152] giai đoạn (1949 – 1952). Sau khi rời Hà Bắc, ông là Bộ trưởng Bộ Giáo dục Trung Quốc mười năm, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao (Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) mười năm, chức vụ cấp Lãnh đạo Phó Quốc gia. Thủ trưởng hành chính tỉnh Hà Bắc giai đoạn 1952 – 1958 là Lâm Thiết (林铁. 1904 – 1989)[153] giai đoạn (1952 – 1955). Năm 1955, cơ quan được tổ chức lại thành Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Bắc.

Lý Tuyết Phong (1907 – 2002) dẫn đoàn sang thăm Indonesia năm 1965.

Vào tháng 02 năm 1958, Thiên Tân được sáp nhập với tỉnh Hà Bắc và trở thành thủ phủ tỉnh Hà Bắc. Rồi đến tháng 01 năm 1967, Thiên Tân được khôi phục thành Thành phố trực thuộc trung ương và thủ phủ tỉnh Hà Bắc đã quay trở lại Bảo Định. Chỉ một năm sau, tháng 01 năm 1968, thủ phủ tỉnh Hà Bắc được chuyển đến Thạch Gia Trang bởi lệnh của Mao Trạch Đông. Cùng năm 1968, Ủy ban Cách mạng tỉnh Hà Bắc được thành lập. Thủ trưởng hành chính tỉnh Hà Bắc trong 22 năm từ 1958 đến 1980, trải qua các chức vụ Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Bắc, Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng tỉnh Hà Bắc là Lưu Tử HậuLý Tuyết Phong. Lưu Tử Hậu (刘子厚. 1909 – 2001)[154] giữ chức trong 18 năm, giai đoạn 1958 – 1968, 1971 – 1980. Giai đoạn 1968 – 1971, Lý Tuyết Phong (李雪峰. 1907 – 2003)[155] được điều tới làm Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng tỉnh Hà Bắc, Lưu Tử Hậu hạ xuống chức vụ Phó Chủ nhiệm. Vào năm 1971, Lý Tuyết Phong bị liên lục trong Đại Cách mạng Văn hóa vô sản và bị cách chức. Lý Tuyết Phong đã từng là Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa VIII, khóa IX, Bí thư Bắc Kinh, Bí thư thứ nhất Bộ Hoa Bắc Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia.

Lâm Thiết (1904 – 1998_ Tỉnh trưởng Hà Bắc 1952 – 1955.

Đối với Lưu Tử Hậu, Mao Trạch Đông ra lệnh kiểm tra, và ông đã qua kiểm tra, trở lại nắm quyền Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng tỉnh Hà Bắc (1971 – 1980). Khi là Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng tỉnh, ông cũng đã thực hiện nhiều đường lối sai lầm của Đại Cách mạng Văn hóa vô sản.[156] Ngày 28 tháng 07 năm 1976, đã xảy ra động đất Đường Sơn 1976 khiến ít nhất 242.769 người chết và khoảng 164.000 người bị thương rất nặng.[157]

Từ 1980

Phó Tổng lý Hồ Xuân Hoa hội đàm cùng Tổng thống Nga Vladimir Putin năm 2019 tại Vladivostok.

Vào tháng 01 năm 1980, Ủy ban Cách mạng của tỉnh Hà Bắc đã đổi tên lại thành Chính phủ Nhân dân tỉnh Hà Bắc, tái lập. Các Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hà Bắc từ đó đến nay là Lý Nhĩ Trọng (李尔重. 1913 – 2010)[158] giai đoạn (1980 – 1982), Lưu Bỉnh Ngạn (刘秉彦. 1915 – 1998)[159] giai đoạn (1982 – 1983), Trương Thự Quang (张曙光. 1920 – 2002)[160] giai đoạn (1983 – 1986), Giải Phong (解峰. 1922 – 2004)[161] giai đoạn (1986 – 1988), Nhạc Kỳ Phong (岳歧峰. 1931 – 2008)[162] giai đoạn (1988 – 1990), Trình Duy Cao (程维高. 1933 – 2010)[163] giai đoạn (1990 – 1993), Diệp Liên Tùng (叶连松. 1935)[164] giai đoạn (1993 – 1999), Nữu Mậu Sinh (钮茂生. 1939)[165] giai đoạn (1999 – 2002), Quý Doãn Thạch (2002 – 2006), Quách Canh Mậu (2006 – 2008)[166], Hồ Xuân Hoa (2008 – 2009)[167], Trần Toàn Quốc (2009 – 2011)[168], Trương Khánh Vĩ (2011 – 2017)[169], Hứa Cần (2017 – nay). Hơn 40 năm từ 1979 đến 2020, Hà Bắc có tới 14 Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hà Bắc, điều đặc biệt là chỉ có hai người trở thành Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hà BắcDiệp Liên TùngTrình Duy Cao, người bị khai trừ khỏi Đảng năm 2003 bởi vi phạm kỷ luật nghiêm trọng.

Năm 2019, Hồ Xuân Hoa, Trần Toàn Quốc, Trương Khánh Vĩ, Hứa Cần là những người đang công tác và là Ủy viên Trung ương khóa XIX[63]. Đặc biệt là Hồ Xuân Hoa, Phó Tổng lý Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung HoaTrần Toàn Quốc, Bí thư Khu ủy Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, đều là Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 19 (2017-2022), Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia đương nhiệm, giữ chức vụ Tỉnh trưởng Hà Bắc thời gian ngắn. Trong đó, Hồ Xuân Hoa giữ vị trí đặc biệt. Ông được bầu là Tỉnh trưởng Hà Bắc năm 2008, khi chỉ mới 45 tuổi, sau đó trở thành Bí thư Quảng Đông. Ông là người đang giữ tiềm lực để trở thành Lãnh đạo Quốc gia Trung Quốc.

Hà Nam

Các thủ trưởng thế hệ đầu

Lý Khắc Cường (1955), Lãnh đạo Quốc gia vị trí thứ hai, đương kim Tổng lý Quốc vụ viện, nguyên Tỉnh trưởng Hà Nam (1998 – 2003).Thường vụ Chính trị Lý Trường Xuân gặp gỡ Bộ trưởng Ngoại giao Anh William Hague năm 2012 tại Luân Đôn.

Vào tháng 05 năm 1949, Chính phủ Nhân dân tỉnh Hà Nam chính thức được thành lập. Vào tháng 04 năm 1950, Chính phủ Nhân dân tỉnh Hà Nam đầu tiên đã được bầu bởi phiên họp thứ nhất của Đại hội Đại biểu Nhân dân tỉnh Hà Nam. Thủ trưởng đầu tiên là Ngô Chi Phố (吴芝圃. 1906 – 1967)[170] giai đoạn (1906 – 1967). Ngày 20 tháng 08 năm 1949, phần phía bắc Hoàng Hà thuộc tỉnh Hà Nam và phần tây nam của tỉnh Sơn Đông được tách ra để hình thành tỉnh mới Bình Nguyên, tỉnh lị đặt tại Tân Hương, nhưng chỉ hai năm sau, Trung ương đã quyết định giải thể tỉnh Bình Nguyên, trả lại các phần đất trước kia cho hai tỉnh Sơn Đông và Hà Nam. Vào tháng 02 năm 1955, cơ quan hành chính được tổ chức lại thành Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam, và Ngô Chi Phố tiếp tục làm Thủ trưởng. Trong những năm tháng đầu tiên này, tỉnh Hà Nam là tỉnh khèo đói. Năm 1954, Hà Nam được tập trung công nghiêp nặng trong kế hoạch năm năm lần thứ nhất. Tới năm 1958, ở huyện Toại Bình của Hà Nam, công xã nhân dân Sơn Vệ Tinh được thành lập, là công xã nhân dân đầu tiên của Trung Quốc, sự kiện này cũng khởi đầu cho chiến dịch Đại nhảy vọt. Do chiến dịch này, trong ba năm xảy ra nạn đói lớn sau đó, Hà Nam là một trong các tỉnh chịu tổn thất nghiêm trọng nhất, với vài triệu người tử vong.[171] Ngô Chi Phố là Thủ trưởng suốt thời gian này, từ năm 1949 đến 1962, có nhiều phản đối chiến dịch và bị khai trừ khỏi chức vụ, Thủ trưởng kế nhiệm là Văn Mẫn Sinh (文敏生. 1915 – 1997)[172] giai đoạn (1962 – 1968). Cho tới năm 1979, khi nắm quyền tối cao thực sự, Đặng Tiểu Bình đã phục hồi danh dự cho ông, với điếu văn:

"Tất cả là lời giả dối áp đặt, đồng chí Ngô Chi Phố được phục hồi và lấy lại danh tiếng của mình, đồng chí đã cống hiến cả cuộc đời cho đất nước."

Từ năm 1968 đến 1979, cơ quan hành chính Hà Nam là Ủy ban Cách mạng tỉnh Hà Nam. Có hai Chủ nhiệm là Lưu Kiến Huân (刘建勋. 1913 – 1983)[173] giai đoạn (1968 – 1978) và Đoàn Quân Nghị (段君毅. 1910 – 2004)[174] giai đoạn (1978 – 1979). Những năm này, Hà Nam vẫn gặp nhiều khó khăn, ví trí thấp trong cả nước về kinh tế. Tháng 09 năm 1979, Ủy ban Cách mạng tỉnh Hà Nam được chuyển thể thành Chính phủ Nhân dân tỉnh Hà Nam cho đến nay, từ giai đoạn này, Hà Nam tập trung cao độ trong phát triển kinh tế. Các Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hà Nam từ năm 1979 đến 1998 có Lưu Kiệt (刘杰. 1915 – 2018)[175] giai đoạn (1979 – 1981), Đới Tô Lý (戴苏理. 1919 – 2000)[176] giai đoạn (1981 – 1982), Vu Minh Đào (于明涛. 1917 – 2017)[177] giai đoạn (1982 – 1983), Hà Trúc Khang (1983 -1987), Trình Duy Cao (1987 – 1990), Lý Trường Xuân (1990 – 1992)[178]Mã Trung Thần (马忠臣. 1936)[179] giai đoạn (1992 – 1998). Kinh tế Hà Nam giai đoạn này được chỉ đạo phát triển khá tốt, đặc biệt là năm 1983, với tốt độ tăng trưởng đạt tới 23,8%. Trong số các Tỉnh trưởng, có Lý Trường Xuân trở thành Lãnh đạo Quốc gia mười năm sau, khi giữ chức vụ Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 16, khóa 17 (2002 – 2012), Chủ nhiệm Ủy ban Chỉ đạo Kiến thiết Văn minh Tinh thần (một tổ chức của Trung ương Đảng, đến nay Chủ nhiệm hiện tại là Thường vụ Chính trị thứ năm Vương Hỗ Ninh).

Lãnh đạo hành chính hiện đại

Viện trưởng Viện Khoa học xã hội Tạ Phục Chiêm (1954), nguyên Tỉnh trưởng Hà Nam 2013 – 2016, Bí thư Hà Nam 2016 – 2018. Ảnh năm 2019.

Vào tháng 06 năm 1998, Lý Khắc Cường[180], Bí thư thứ nhất Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc rời Bắc Kinh, điều chuyển tới Hà Nam, được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hà Nam và bắt đầu công tác ở Hà Nam trong bảy năm. Trong giai đoạn này, kinh tê tỉnh Hà Nam, được ông chỉ đạo và xây dựng, đã nhảy lên vị trí thứ năm trong cả nước, đứng đầu ở các tỉnh miền Hoa Trung và miền Hoa Tây. Xét trên sự lạc hậu của quá trình đô thị hóa ở tỉnh Hà Nam, cơ cấu công nghiệp đã chậm nâng cấp và quá trình phát triển nông nghiệp hiện đại rất khó khăn. Vào ngày 24 tháng 12 năm 2002, Lý Khắc Cường đề xuất đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và thúc đẩy hiện đại hóa nông nghiệp ở Hà Nam, do đó mang lại công việc cho nhiều lao động, các vùng đất được giải phóng, xây dựng mức độ cao của vùng đồng bằng trung tâm. Dưới sự lãnh đạo và thúc đẩy của ông, một loạt các sáng kiến ​​như điều phối sự phát triển của các thành phố lớn, vừa và nhỏ, lên kế hoạch và xây dựng các thị trấn nhỏ ở vùng đồng bằng mới được tiến hành.[181] Lý Khắc Cường hiện là Tổng lý Quốc vụ viện, Thường vụ Chính trị, Trưởng ban Lãnh đạo Tài chính Kinh tế Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Biên chế cơ cấu Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Vận động Quốc phòng Quốc gia, Chủ nhiệm Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Quốc gia, Phó Chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc gia Trung ương Trung Quốc. Ông là Lãnh đạo Quốc gia vị trí thứ hai hiện tại, chỉ sau Tập Cận Bình, thuộc liên minh chiến lược tối cao Tập Cận BìnhLý Khắc Cường giai đoạn thứ nhất 2012 – 2022. Ông là lãnh đạo chỉ đạo nền kinh tế – xã hội Trung Quốc.

Các Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hà Nam kế nhiệm tiếp tục thực thi sáng kiến của Lý Khắc Cường, bên cạnh đó mở ra những phương pháp phát triển các lĩnh vực kinh tế mới, gồm Lý Thành Ngọc (李成玉. 1946)[182] giai đoạn (2003 – 2008), Quách Canh Mậu (2008 – 2013)[166], Tạ Phục Chiêm (谢伏瞻. 1954)[183] giai đoạn (2013 – 2016), Trần Nhuận Nhi (2016 – 2019).

Hải Nam

Thành lập vị trí

Vào tháng 04 năm 1949, Trung ương Trung Quốc đã thành lập Khu hành chính đặc biệt Hải Nam. Năm 1950, Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc thống nhất đảo Hải Nam sau khi đánh bại Trung Hoa Dân Quốc, Hải Nam trở thành lãnh thổ của Trung Quốc.

Lương Tương (1919 – 1998), nguyên Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hải Nam đầu tiên (1988 – 1989).

Vào ngày 26 tháng 05 năm 1950, Ủy ban Quân sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thành lập Ủy ban Chính trị Hải quân ở Hải Nam. Vào ngày 22 tháng 04 năm 1951, Ủy ban Hành chính Hải Nam được thành lập, trở thành một đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Quảng Đông. Ngày 05 tháng 04 năm 1968, Ủ ban Hành chính Hải Nam được đổi thành Ủy ban Cách mạng Khu vực Hành chính Hải Nam và được lãnh đạo bởi Ủy ban Cách mạng tỉnh Quảng Đông. Vào ngày 01 tháng 01 năm 1980, Ủy ban Hành chính Hải Nam được khôi phục và vẫn được quản lý bởi tỉnh Quảng Đông. Vào ngày 01 tháng 10 năm 1984, Chính phủ Nhân dân Khu vực hành chính Hải Nam chính thức được thành lập với tư cách là một phó cấp tỉnh. Hải Nam được chính phủ Trung Quốc quy định là một đặc khu kinh tế nhằm tăng cường đầu tư vào đảo.

Vào ngày 13 tháng 04 năm 1988, cuộc họp đầu tiên của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc lần thứ bảy đã quyết định thành lập tỉnh Hải Nam.[184] Vào ngày 26 tháng 04 năm 1988, Chính phủ Nhân dân tỉnh Hải Nam chính thức được thành lập, Hải Nam chính thức là một tỉnh của Trung Quốc bởi quyết định của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Người được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hải Nam đầu tiên là Lương Tương (梁湘. 1919 – 1998)[185] (1919 – 1998), khi đã 69 tuổi.

Lương Tương làm Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hải Nam ngay trong giai đoạn diễn ra Sự kiện Thiên An Môn, năm 1989. Sau đó, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng với sự hỗ trợ và hợp tác của Chính phủ Nhân dân tỉnh Hải Nam, đã tiến hành một cuộc điều tra và xác minh các vấn đề của Lương Tương. Trong thời gian làm việc tại Hải Nam, ông đã phạm phải nghiêm trọng về quyền riêng tư. Ông đã cho vợ và con trai mình bán bất động sản, và vợ ông đã chiếm hai ngôi nhà ở thành phố Hải Khẩu. Ông đã đích thân chấp thuận cho một công ty nhập khẩu một lô ô tô. Con trai đã tống tiền một khoản tiền lớn, ông đã sử dụng quyền hạn của mình để xử lý các vấn đề. Một người con trai của ông đã vi phạm các quy định tài chính, sử dụng tiền công để mua vật liệu cho bản thân.

Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung QuốcQuốc vụ viện đưa ra quyết định: Kỷ luật Đảng, bãi nhiệm chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hải Nam, Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hải Nam của Lương Tương.[186] Vào ngày 13 tháng 09 năm 1989, cuộc họp lần thứ ba của Đại hội Đại biểu Nhân dân tỉnh Hải Nam, thông báo bãi bỏ chức vụ Lương Tương đã được tuyên bố, nhóm điều điều tra chung của Trung ương đã công bố vấn đề của ông. Theo báo cáo điều tra, trong thời gian làm Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hải Nam, Lương Tương đã lợi dụng quyền lực để phạm sai lầm cá nhân nghiêm trọng và gây ảnh hưởng xấu tới xã hội trong tỉnh.Trung ương bãi bỏ chức vụ và tiếp tục kiểm tra vấn đề của ông. Trên thực tế, Lương Tương là một thân tín của Triệu Tử Dương, hỗ trợ trong Sự kiện Thiên An Môn và đều bị thanh trừng bởi Đặng Tiểu Bình.

Sau sự kiện Thiên An Môn

Các Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hải Nam tiếp theo gồm Lưu Kiếm Phong (1989 – 1993)[187], Nguyễn Sùng Vũ (阮崇武. 1933)[188] giai đoạn (1993 – 1998), Uông Khiếu Phong (1998 – 2003)[189], Vệ Lưu Thành (卫留成. 1946)[190] giai đoạn (2003 – 2007), La Bảo Minh (2007 – 2011)[191], Tưởng Định Chi (2011 – 2014)[192], Lưu Tứ Quý (2014 – 2017)[193], Thẩm Hiểu Minh, đương nhiệm Tỉnh trưởng (2017 – nay). Trong đó, Lưu Tứ QuýThẩm Hiểu Minh là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX[63], hai lãnh đạo tỉnh hiện nay. Lưu Tứ Quý hiện đang là Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hải Nam kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân tỉnh Hải Nam. Tính đến nay, có chín vị Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hải Nam đều là lãnh đạo thứ hai của tỉnh, hàm bộ trưởng.

Sau vụ án của Lương Tương, người kế nhiệm ông là Lưu Kiếm Phong. Trong những năm 1990 – 1992, Hải Nam gặp vấn đề khi hai lãnh đạo Lưu Kiếm PhongBí thư Hải Nam Đặng Hồng Huân thiếu hòa hợp và đối phó lẫn nhau, không đoàn kết.[194] Trong tình hình đó, Trung ương đã rút cả Lưu Kiếm PhongĐặng Hồng Huân về Bắc Kinh. Lưu Kiếm Phong giữ chức Phó Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Cơ giới thứ tư (đã giải thể), Đặng Hồng Huân làm Phó Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc vụ viện, đều là hạ chức vụ. Người được điều chuyển về Hải Nam để lãnh đạo tập trung là Nguyễn Sùng Vũ, đồng thời kiêm nhiệm Bí thư Hải NamTỉnh trưởng Hải Nam, ông trước đó là Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Lao động.

Hắc Long Giang

Thời kỳ đầu

Năm 1949, Chính phủ Nhân dân tỉnh Hắc Long Giang chính thức được thành lập, thủ phủ của tỉnh là thành phố Cáp Nhĩ Tân. Tháng 04 năm 1949, tỉnh Nộn Giang, một vùng được thành lập năm 1945 bởi Trung Hoa Dân Quốc được sáp nhập cùng địa cấp thị Tề Tề Cáp Nhĩ. Tháng 06 năm 1954, tỉnh Tùng Giang cùng địa cấp thị Mẫu Đơn Giang được sáp nhập. Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Hắc Long Giang đầu tiên là Vu Nghị Phu[195] một văn sĩ, tình báo Đảng Cộng sản Trung Quốc trong Nội chiến Trung Quốc, về sau bị bỏ tù bảy năm bởi Đại Cách mạng Văn hóa vô sản, được khôi phục danh dự năm 1979. Chức vụ Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Hắc Long Giang chỉ được đặt trong giai đoạn 19501955, Hắc Long Giang có tới bốn thủ trưởng. Kế nhiệm Vu Nghị PhuTriệu Đức Tôn (赵德尊. 1914 – 2012)[196] giai đoạn (1952 – 1953), Trần Lôi (陈雷. 1917 – 2006)[197] giai đoạn (1953 – 1954), Hàn Quang (韩光. 1912 – 2008)[198] giai đoạn (1954 – 1956).

Vu Nghị Phu (1903 – 1982), Tỉnh trưởng Hắc Long Giang đầu tiên (1950 – 1952).

Vào tháng 11 năm 1955, Chính phủ Nhân dân tỉnh Hắc Long Giang được tổ chức lại thành Ủy ban Nhân dân của tỉnh Hắc Long Giang. Giai đoạn 1955 – 1967 có Âu Dương Khâm (欧阳钦. 1900 – 1978)[199] giai đoạn (1956 – 1968), Lý Phạm Ngũ (李范五. 1912 – 1986)[200] giai đoạn (1958 – 1967). Tháng 03 năm 1967, Ủy ban Cách mạng tỉnh Hắc Long Giang được thành lập. Có bốn Chủ nhiệm là Phan Phúc Sinh (潘复生. 1908 – 1980)[201] giai đoạn (1967 – 1971), Uông Gia Đạo (汪家道. 1916 – 1992)[202] giai đoạn (1971 – 1977), Lưu Quang Đào (刘光涛. 1920 – 2011)[203] thời gian năm 1977, Dương Dịch Thần (杨易辰. 1914 – 1997)[204] giai đoạn (1977 – 1979). Trong thập niên 1960, quan hệ Trung QuốcLiên Xô xấu đi, với Chia rẽ Trung – Xô và tiêu điểm Xung đột biên giới Trung – Xô năm 1969 tại sông Ussuri đi qua Viễn Đông NgaHắc Long Giang. Các Thủ trưởng Hắc Long Giang được giao thêm nhiệm vụ tại biên giới. Vào tháng 05 năm 1967, Phan Phúc Sinh kiêm nhiệm Chính ủy Quân khu Thẩm Dương, tham gia thi hành trong cuộc xung đột. Rồi sau đó, trong cuộc Cách mạng Văn hóa, ông được bầu làm Ủy viên Quân ủy Trung ương. Phan Phúc Sinh trong những năm nay có ý thức hệ khác, ông đã triển khai và phát động các cuộc xung đột cũ và mới, tạo ra xung đột phe phái trong tỉnh. Ông tuyên bố trả thù giai cấp, thanh trừ tư sản.[205] Tuy nhiên, trên thực tế, một số cán bộ và quần chúng đã bị bức hại, dẫn đến một số lượng lớn các trường hợp bất công, sai trái ở Hắc Long Giang. Ông đã gây ra chiến tranh phe phái liên tục và tranh chấp phức tạp, khiến tình hình Hắc Long Giang bất ổn định trong một thời gian dài. Tháng 09 năm 1971, ông bị cách chức để xem xét, bị điều tra rồi giam lỏng tại Hắc Long Giang cho đến khi ông qua đời.[205] Vào tháng 04 năm 1982, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra kết luận về các vấn đề chính trị của Phan Phúc Sinh và đồng ý với kết luận cuộc điều tra vi phạm của ông. Cùng vì hành động gây bạo loạn ở Hắc Long Giang của ông, Trung ương phải điều Thiếu tướng Uông Gia Đạo, Thiếu tướng Lưu Quang Đào là Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng tỉnh giai đoạn 1971 – 1977 góp phần quản lý. Bên cạnh đó có Dương Dịch Thần, về sau ông là Viện trưởng Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, chức vụ cấp Phó Quốc gia.

Từ 1979

Tỉnh lỵ phó tỉnh Cáp Nhĩ Tân, 2019 với 10,9 triệu dân, GDP đạt 100 tỷ USD, bình quân 9.174 USD/người, tốc độ 6,73%. Ảnh năm 2016.Phan Phúc Sinh (1908 – 1980), Tỉnh trưởng Hắc Long Giang (1967 – 1971).

Vào tháng 12 năm 1979, Ủy ban Cách mạng tỉnh Hắc Long Giang đã được giải thể và Chính phủ Nhân dân tỉnh Hắc Long Giang được tái lập. Từ đó đến nay, các Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hắc Long Giang là: Trần Lôi (1979 – 1985), quay lại làm Thủ trưởng tỉnh lần thứ hai, Hậu Thiệp (侯捷. 1931 – 2001)[206] giai đoạn (1985 – 1988), Thiệu Kỳ Huệ (邵奇惠. 1934)[207] giai đoạn (1989 – 1994), Điền Phượng Sơn (田凤山. 1941)[208] giai đoạn (1994 – 2000), Tống Pháp Đường (2000 – 2003)[209], Trương Tả Kỉ (2003 – 2007)[210], Lật Chiến Thư (2007 – 2010)[211], Vương Hiến Khôi (2010 – 2013)[212], Lục Hạo (2013 – 2018)[213]Vương Văn Đào (2018 – nay). Trong đó, Lục Hạo là một chính khách trẻ, sinh năm 1967, được bầu làm Tỉnh trưởng Hắc Long Giang năm 2013, khi mới 46 tuổi, cũng là Ủy viên trẻ tuổi nhất trong Ủy viên Trung ương khóa XIX[63] (2017 – 2022) và Vương Văn Đào (1964 -) là Tỉnh trưởng Hắc Long Giang hiện tại. Lục Hạo từng là Bí thư thứ nhất Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2008 – 2013 trước khi là Tỉnh trưởng Hắc Long Giang, tức là ông đã giữ chức vụ cấp Chính Tỉnh – Chính Bộ, hàm Bộ trưởng từ năm 2008, khi ông 41 tuổi cho đến nay. Hiện tại ông là Bộ trưởng Bộ Tài nguyên, trong một thời gian dài chưa thăng cấp.

Hắc Long Giang năm 1998 đã xuất Lũ lụt Trung Quốc năm 1998, khiến 4.150 người tử vong, thiệt hại kinh tế trực tiếp lên tới 255 tỷ nhân dân tệ.[214] Trục tiếp chỉ đạo giải quyết thiên tai Hắc Long Giang thời điểm này Điền Phượng Sơn. Ông đã có các nỗ lực cứu trợ lũ lụt ở Nộn Giang và sông Tùng Hoa, quyết tâm chỉ huy giải cứu ở tiền tuyến, và được đánh giá cao bởi Trung ương. Sau đó ông được chuyển làm Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Đất đai Trung Quốc[215]. Tuy nhiên, chỉ ít lâu sau, ông bị điều tra lội nhận hối lỗi nghiêm trọng, bị khai trừ khỏi Đảng năm 2004, kết án chung thân năm 2005.[216]

Từ năm 1949 đến 2020, Hắc Long Giang có 19 Tỉnh trưởng, chỉ có một các bộ cao cấp từng giữ vị trí này, đó là Lật Chiến Thư. Lật Chiến Thư đương nhiệm Ủy viên trưởng Nhân Đại khóa XIII, Ủy viên Ban Thường vụ khóa 19, Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn Quốc gia[211], ông là một người phụ tá của lãnh tụ tối cao Tập Cận Bình, và là Lãnh đạo Quốc gia vị trí thứ ba.

Hồ Bắc

Giai đoạn sơ khai

Trần Phi Hiển (1916 – 1995), Bí thư Ban Bí thư, Bí thư Chính Pháp, Bí thư Thượng Hải, Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia, Tỉnh trưởng Hồ Bắc (1978 – 1980).

Vào tháng 05 năm 1949, Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Bắc được thành lập, thủ phủ tỉnh đặt tại Vũ Hán. Vào tháng 04 năm 1950, cơ quan được tổ chức lại thành Ủy ban Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Bắc. Lãnh đạo đầu tiên của tỉnh Hồ BắcLý Tiên Niệm[217], lãnh đạo toàn diện kiêm cùng lúc các chức vụ Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hồ Bắc, Bí thư Quân khu, Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu tỉnh Hồ Bắc, Bí thư kiêm Thị trưởng thành phố Vũ Hán và Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Bắc giai đoạn 1949 – 1954. Trong những năm này, ông đã chỉ đạo công tác chống bá quyền, bình ổn giá, quản lý tài chínhkinh tế thống nhất, cải cách ruộng đất, thanh trừ phản cách mạng, đoàn kết trí thứcnhân dân từ mọi tầng lớp. Ông đã thống nhất và đoàn kết được nhân dân tỉnh Hồ Bắc, ngay giai đoạn Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa ra đời. Vào tháng 03 năm 1952, Lý Tiên Niệm đã thành lập Ủy ban Phân chia lũ lụt Kinh Giang, kiểm Chủ nhiệm và đến tháng 04 năm 1953, Dự án Phân chia lũ lụt Kinh Giang đã hoàn thành.[218] Dự án nằm ở huyện Công An, Kinh Châu, trên bờ phía nam của sông Dương Tử ở tỉnh Hồ Bắc. Đây là một dự án bảo tồn nước quy mô lớn do chính phủ Trung Quốc xây dựng để đảm bảo an toàn cho đồng bằng Giang Hán và thành phố Vũ Hán. Dự án trên diện tích là 920 km2 và có thể chứa khoảng sáu tỷ mét khối nước lũ.[218] Ngoài việc phân lũ, dự án cũng có thể mang lại những lợi ích như tưới tiêu và chăn nuôi trong thời gian bình thường, và khu vực phân lũ có thể được sử dụng cho canh tác nông nghiệp.

Vào tháng 01 năm 1953, Lý Tiên Niệm đồng thời giữ chức Phó Bí thư Trung ương Cục Trung Nam Trung Quốc, Ủy viên Ủy ban Trung ương và Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính Trung Nam Trung Quốc, và điều chuyển rời khỏi Hồ Bắc năm 1954. Về sau, ông lần lượt giữ các vị trí Phó Tổng lý Quốc vụ viện, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thương vụ Bộ Chính trị (khóa XII, XIII), Chủ tịch Chính Hiệp (1988 – 1992), Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1983 – 1988), là Nguyên thủ quốc gia, Lãnh đạo Quốc gia. Ông đã tham gia phụ trợ Đặng Tiểu Bình trong công cuộc cải cách kinh tế đất nước rồi công tác cùng Giang Trạch Dân cho đến khi qua đời năm 1992.

Kế nhiệm Lý Tiên NiệmLưu Tử Hậu (1954 – 1956). Vào tháng 02 năm 1955, cơ quan hành chính tỉnh được tổ chức lại thành Ủy ban Nhân dân tỉnh Hồ Bắc. Giai đoạn 1956 – 1968, thủ trưởng tỉnh là Trương Thể Học (张体学. 1915 – 1973)[219]. Trong cuộc Đại Cách mạng Văn hóa, Ủy ban Cách mạng tỉnh Hồ Bắc đã thực thi quyền hành pháp, Vũ Hán là một trong những trọng điểm hoạt động của Hồng vệ binh. Giai đoạn này, Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng tỉnh Hồ Hắc là Tằng Tứ Ngọc (曾思玉. 1911 – 2012)[220] giai đoạn (1968 – 1973), Triệu Tân Sơ (赵辛初. 1915 – 1981)[221] giai đoạn (1973 – 1978) và Trần Phi Hiển (陈丕显. 1916 – 1995)[222] giai đoạn (1978 – 1980). Trong đó Tằng Tứ Ngọc là Trung tướng. Năm 1971, trong sự kiện 13 tháng 9 (九一三事件), Lâm Bưu qua đời, Tằng Tứ Ngọc bị tố cáo và được gọi đến Bắc Kinh để tiến hành điều tra. Trong thời gian đó ông được đánh giá là có sai lầm nhưng không nghiêm trọng và quay trở lại Hồ Bắc. Còn có Trần Phi Hiển (1916 – 1995), sau khi rời Hồ Bắc, ông trở thành Bí thư Ban Bí thư Trung ương, Bí thư Ủy ban Chính Pháp, Bí thư Thượng Hải, Phó Ủy viên trưởng Nhân Đại, là Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia.

Từ 1980

Tằng Tứ Ngọc (1911 – 2012), Trung tướng Giải phóng quân, nguyên Chủ nhiệm Hồ Bắc (1968 – 1973).

Vào tháng 01 năm 1980, Ủy ban Cách mạng tỉnh Hồ Bắc được giải thể và Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Bắc được tái lập. Với tình hình Đặng Tiểu Bình trở lành Nhà lãnh đạo quốc gia tối cao (Trung Quốc), tiến hành mở cửa kinh tế, nhiệm vụ chính của các Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Bắc là phát triển kinh tế. Từ đó đến nay có: Hàn Ninh Phu (韩宁夫. 1915 – 1995)[223] giai đoạn (1980 – 1983), Hoàng Trí Chân (黄知真. 1920 – 1993)[224] giai đoạn (1983 – 1986), Quách Chấn Kiền (郭振乾. 1933 – 2019)[225] giai đoạn (1986 – 1990), Quách Thụ Ngôn (郭树言. 1935)[226] giai đoạn (1990 – 1993), Cổ Chí Kiệt (贾志杰. 1935)[227] giai đoạn (1993- 1995), Tưởng Chúc Bình (蒋祝平. 1937)[228] giai đoạn (1995 – 2001), Trương Quốc Quang (张国光. 1945)[229] giai đoạn (2001 – 2002), La Thanh Toàn (罗清泉. 1945)[230] giai đoạn (2002 – 2007), Lý Hồng Trung (2007 – 2011)[231], Vương Quốc Sinh (2011 – 2016)[232], Vương Hiểu Đông (2016 – nay). Trong đó, Trương Quốc QuangTỉnh trưởng Hồ Bắc trong hơn một năm, vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, bị khai trừ và phán quyết tù năm 2004 vì tội tham nhũng. Hiện nay, Lý Hồng Trung, Vương Quốc Sinh, Vương Hiểu Đông đang là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX[63] và đặc biệt là Lý Hồng Trung, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thiên Tân, Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia.

Trong giai đoạn này, Hồ Bắc đáng chú ý bởi dự án Đập Tam Hiệp, xây dựng bắt đầu vào năm 1994 và là đập thủy điện lớn nhất thế giới. Đây là một trong những nhiệm vụ của các Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Bắc. Đến khi hoàn thành, tổng công suất phát điện của công trình này là 22.500 MW.[233] Cùng với chức năng sản xuất điện, công trình còn giúp ngăn lũ lụt, tăng cường năng lực vận chuyển ở vùng hạ du của Trường Giang. Một số đập thủy điện khác tại Hồ Bắc là đập Cát Châu Bá (葛洲坝水利枢纽), đập Đan Giang Khẩu (丹江口大坝), đập Cách Hà Nham (隔河岩大坝), đập Phú Thủy (富水大坝).

Hồ Nam

Các thủ trưởng đặc biệt

Trần Minh Nhân (1903 – 1974), Thủ trưởng hành chính Hồ Nam đầu tiên, ảnh khi là Trung tướng Dân Quốc và trở thành Thượng tướng Giải phóng quân.

Vào tháng 08 năm 1949, Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc đóng quân tại Hồ Nam và thành lập một chính phủ lâm thời ở tỉnh Hồ Nam. Trong cùng tháng đó, cơ quan được đổi tên thành Ủy ban Quân sự Chính trị tỉnh Hồ Nam. Thủ trưởng đơn vị là Trần Minh Nhân, Thượng tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, chỉ huy đơn vị Hồ Nam ba tháng (07 – 09/1949). Thủ trưởng Ủy ban Quân sự Chính trị tỉnh Hồ Nam tiếp theo là Trình Tiềm[234]. Tháng 04 năm 1950, Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Nam chính thức được thành lập, Vương Thủ Đạo (王首道. 1906 – 1996)[235] được bổ nhiệm làm Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Nam cho đến tháng 12 năm 1952, khi Trình Tiềm trở lại, liên tục là Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Nam (giai đoạn 1952 – 1955), Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh Hồ Nam (1955 – 1968, khi cơ quan đổi tên thành), là thủ trưởng hành chính tỉnh Hồ Nam 17 năm, cho đến khi qua đời năm 1968 tại Bắc Kinh, 80 tuổi. Trong đó, Vương Thủ Đạo về sau là Phó Chủ tịch Chính Hiệp, Thường vụ Ủy ban Cố vấn Trung ương trước khi nghỉ hưu.

Trình Tiềm (áo đen), được Mao Trạch Đông chèo thuyền nói chuyện năm 1952, khi đang là Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Nam.

Các thủ trưởng đầu tiên, Trần Minh NhânTrình Tiềm đều có điểm đặc biệt. Trần Minh Nhân (陳明仁. 1903 – 1974)[236] từng là Trung tướng Quân cách mạng Trung Hoa Dân Quốc, đến năm 1949, ông cùng Trình Tiềm đầu hàng và gia nhập Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc, cùng chỉ huy Binh đoàn 21 Giải phóng quân, lãnh đạo nổi dậy ở Trường Sa, Hồ Nam, giao lại Hồ Nam.[237] Trình TiềmĐại tướng Trung Hoa Dân Quốc (hàm cao nhất với tên chính thức là Nhất cấp Thượng tướng), dù đầu hàng nhưng ông vẫn là Ủy viên Ủy ban cách mạng Quốc dân đảng Trung Quốc (một đảng tham chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc) chi đến khi qua đời. Ông từng chịu nguy hiểm bởi lệnh bắt của Quốc dân Đảng, phải di chuyển tới Bắc Kinh và an toàn. Ông cũng tham gia Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (Trung Quốc), giữ chức vụ Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, là chức vụ mà ông kiêm nhiệm từ năm 1958 cho đến khi mất. Những năm 1966, khi Đại Cách mạng Văn hóa vô sản diễn ra, ông bị công kích vì không phải là Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, và ông được bảo vệ đặc biệt bởi Chu Ân Lai, không bị ảnh hưởng.

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Lãnh tụ Quốc gia Tối cao Hoa Quốc Phong cùng vợ chồng Shah Mohammad Reza Pahlavi (Vua Iran) và Shahbanu Farah Pahlavi (Hoàng hậu Iran) trong buổi gặp gỡ năm 1978.

Vào tháng 04 năm 1968, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hồ Nam tổ chức lại thành Ủy ban Cách mạng tỉnh Hồ Nam. Trong cùng tháng, Trình Tiềm qua đời, Thiếu tướng Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc Lê Nguyên (黎原. 1917 – 2008)[238] được điều tới làm Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng tỉnh Hồ Nam (1968 – 1970), rồi kế nhiệm là Hoa Quốc Phong (1970 – 1977)[239], Mao Trí Dụng (毛致用. 1929 – 2019)[240] giai đoạn (1977 – 1979). Trong giai đoạn này, Hoa Quốc Phong (19212008) lãnh đạo toàn thể Hồ Nam khi là Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hồ Nam kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng tỉnh Hồ Nam và Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc. Năm 1976, ông rời Hồ Nam (vẫn là kiêm Chủ nhiệm tỉnh vài tháng năm 1977), tiến về Trung ương, giữ các chức vụ Phó Tổng lý Quốc vụ viện, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc rồi trở thành Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (1976 – 1981), Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (1976 – 1981), Tổng lý Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1976 – 1980), Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương (Trung Quốc), Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (vị trí thứ nhất), là Nhà lãnh đạo Quốc gia Tối cao (1976 – 1978). Ông là nhà lãnh đạo tối cao kế nhiệm Mao Trạch Đông thời kỳ chuyển tiếp, rồi phải lui năm 1980 bởi Đặng Tiểu Bình.[241]

Từ 1979

Chu Cường (1960), Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, cấp Phó Quốc gia, Tỉnh trưởng Hồ Nam 2006 – 2010.

Tháng 12 năm 1979, Ủy ban Cách mạng tỉnh Hồ Nam được giải thể và Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Nam được tái lập. Từ đó đến năm 2020, các Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ NamTôn Quốc Trị (孙国治. 1917 – 2005)[242] giai đoạn (1979 – 1983), Lưu Chính (刘正. 1929 – 2006)[243] giai đoạn (1983 – 1985), Hùng Thanh Toàn (熊清泉. 1927)[244] giai đoạn (1985 – 1989), Trần Bang Trụ (陳邦柱. 1934)[245] giai đoạn (1989 – 1995), Dương Chính Ngọ (1995 – 1998)[246], Trữ Ba (1998 – 2001)[247], Trương Vân Xuyên (2001 – 2003)[248], Chu Bá Hoa (2003 – 2006)[249], Chu Cường (2006 – 2010)[250], Từ Thủ Thịnh (2010 – 2013)[76], Đỗ Gia Hào (2013 – 2016)[251], và Hứa Đạt Triết (2016 – nay). Trong đó, Chu Cường, Đỗ Gia Hào, Hứa Đạt Triết đang là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX[63], Đỗ Gia HàoBí thư Tỉnh ủy tỉnh Hồ Nam, Hứa Đạt TriếtTỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Nam đương nhiệm.

Chu Cường là lãnh đạo cao cấp nhất từng là Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Nam giai đoạn 1979 – 2020 khi được bầu làm Tỉnh trưởng năm 2006 (46 tuổi). Ông là nhân vật đặc biệt khi kế nhiệm Lý Khắc Cường năm 1998 trở thành Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên, giữ vị trí cấp Chính Tỉnh – Chính Bộ, hàm Bộ trưởng khi mới 38 tuổi. Ông đứng ở hàm Bộ trưởng khi từng là Bí thư Trung ương Đoàn, Tỉnh trưởng Hồ Nam, Bí thư Hồ Nam trong 15 năm 1998 – 2013. Những năm công tác ở Hồ Nam, ông đã tập trung phát triển nền kinh tế hiệu quả cao. Hiện ông đang là Chánh án Toàn án Nhân dân Tối cao, Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia.

Liêu Ninh

Ảnh Giải phóng quân năm 1959 từ trái qua: Trung tướng Tiêu Hướng Vinh, Thượng tướng Tiêu Hoa, Thượng tướng Trần Tích Liên, Thượng tướng Trần Bá Quân, Thượng tướng Lưu Á Lâu, Thượng tướng Lã Chính Thao, Thượng tướng Hàn Tiến Sở. Tằng Thiệu Sơn (1914 – 1995), Trung tướng Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc, Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng tỉnh Liêu Ninh (1973 – 1978).

Sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập, địa bàn tỉnh Liêu Ninh ngày nay phân thuộc hai tỉnh Liêu Đông (tỉnh lị đặt tại An Đông) và Liêu Tây (tỉnh lị đặt tại Cẩm Châu), cùng với năm địa cấp thịLữ Đại, Thẩm Dương, An Sơn, Phủ ThuậnBản Khê. Đến năm 1954, cuộc họp lần thứ 32 của Ủy ban Chính phủ Nhân dân Trung ương Trung Quốc đã sáp nhập các địa phương này hợp nhất lại thành tỉnh Liêu Ninh với tỉnh lị đặt tại Thẩm Dương. Triều Dương và sáu huyện của tỉnh Nhiệt Hà cũng được sáp nhập vào tỉnh Liêu Ninh năm 1955. Đỗ Giả Hành (杜者蘅. 1909 – 1975)[252] được bổ nhiệm làm Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Liêu Ninh (1954), đổi tên thành Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh Liêu Ninh (1955 – 1958). Vào năm 1958, Đỗ Giả Hành bị buộc tội là thành viên của nhóm chống Đảng phái, bãi nhiệm chức vụ Tỉnh trưởng và đẩy về làm công nhân ở một công ty tại Thẩm Dương, qua đời năm 1975. Cho đền năm 1979, ông được minh oan, khôi phục danh dự. Kế nhiệm Đỗ Giả HànhHoàng Âu Đông (黄欧东. 1905 – 1993)[253], Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh Liêu Ninh (1958 – 1968).

Năm 1968, Ủy ban Cách mạng tỉnh Liêu Ninh được thành lập. Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, năm 1969, minh Chiêu Ô Đạt của Nội Mông đã được sáp nhập vào tỉnh Liêu Ninh, song sau đó đã phục hồi lại như cũ. Các Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng tỉnh Liêu Ninh là Trần Tích Liên (陈锡联. 1915 – 1999)[254] giai đoạn (19681973), Tằng Thiệu Sơn (曾绍山. 1915 – 1995)[255] giai đoạn (1973 – 1978), Nhâm Trọng Di (任仲夷. 1915 – 2005)[256] giai đoạn (1978 – 1980). Trong đó, Tằng Thiệu Sơn (19141994) là Trung tướng Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc, Chính ủy thứ hai Quân khu Thẩm Dương. Trần Tích Liên (1915 – 1999), là Thượng tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Tư lệnh Quân khu Bắc Kinh, Tư lệnh Quân khu Thẩm Dương (hai trong Thất đại Quân khu nay giải thể, chuyển thành Ngũ đại Chiến khu, hai Quân khu này tách và trở thành một phần của Chiến khu Bắc bộChiến khu Trung ương), rồi sau đó là Phó Tổng lý Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa IX, X, XI, Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia.

Năm 2007, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Bạc Hy Lai gặp Bộ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ Carlos Gutierrez.

Vào tháng 01 năm 1980, Ủy ban Cách mạng tỉnh Liêu Ninh đã được giải thể và Chính phủ Nhân dân tỉnh Liêu Ninh được tái lập. Năm 1981, thành phố Lữ Đại được đổi tên thành Đại Liên, Lữ Thuận trở thành quận Lữ Thuận của thành phố Đại Liên. Từ năm 1979 đến 2020, Liêu Ninh có 12 Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Liêu Ninh, gồm Trần Phác Như (陈璞如. 1918 – 1998)[257] giai đoạn (1980 – 1982), Toàn Thụ Nhân (全树仁. 1930 – 2008)[258] giai đoạn (1982 – 1986), Lý Trường Xuân (1986 – 1990), Nhạc Kỳ Phong (1990 – 1994), Văn Thế Thần (闻世震. 1940)[259] giai đoạn (1994 – 1998), Trương Quốc Quang (1998 – 2001), Bạc Hy Lai (2001 – 2004)[260], Trương Văn Nhạc (张文岳. 1944)[261] giai đoạn (2004 – 2007), Trần Chính Cao (陈政高. 1952)[262] giai đoạn (2007 – 2014), Lý Hi (2014 – 2015)[263], Trần Cầu Phát (2015 – 2017)[264]Đường Nhất Quân (2017 – nay). Năm 2019, Lý Hi, Trần Cầu Phát, Đường Nhất Quân là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX[63], với Trần Cầu PhátBí thư Liêu Ninh, Đường Nhất QuânTỉnh trưởng Liêu Ninh đương nhiệm.

Trong số 12 Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Liêu Ninh giai đoạn đó, có tới ba vị lãnh đạo cao cấp. Lý Trường Xuân (1944), nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 16, khóa 17 (2002 – 2012), Chủ nhiệm Ủy ban Chỉ đạo Kiến thiết Văn minh Tinh thần Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bạc Hy Lai (1949), nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVII, Bí thư Thành ủy thành phố Trùng Khánh, Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia. Lý Hi (1956) hiện tại đang là Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Đông, Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia.

Phúc Kiến

Nguồn nhân lực

Sau Nội chiến Trung Quốc, năm 1949, Phúc Kiến thuộc quyền kiểm soát của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, riêng quần đảo Kim Mônquần đảo Mã Tổ do chính quyền Trung Hoa Dân Quốc tại Đài Loan chiếm giữ. Trung Hoa Dân Quốc cũng thành lập tỉnh Phúc Kiến, nhưng chỉ trên danh nghĩa, bộ máy chính quyền cấp tỉnh Phúc Kiến của Trung Hoa Dân Quốc hiện nay không hoạt động trên thực tế. Eo biển Đài Loan đã từng xảy ra ba cuộc khủng hoảng giữa hai bên vào các năm 1954 – 1955, 1958 và 1995 – 1996.

Từ năm 1949 đến 1954, Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Phúc KiếnTrương Đỉnh Thừa (张鼎丞. 1898 – 1981)[265] giai đoạn (1949 – 1954) và Diệp Phi (叶飞. 1914 – 1999)[266] giai đoạn (1954 – 1955). Vào tháng 02 năm 1955, cơ quan được tổ chức lại thành Ủy ban Nhân dân tỉnh Phúc Kiến. Diệp Phi tiếp tục là Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh giai đoạn 1955 – 1959, sau đó là Giang Nhất Chân (江一真. 1915 – 1994)[267] (ba tháng năm 1959), Ngũ Hồng Tường (伍洪祥. 1914 – 2005)[268] giai đoạn (19601962), Giang Nhất Chân quay lại hai tháng năm 1962 và Ngụy Kim Thủy (魏金水. 1906 – 1992)[269] giai đoạn (1962 – 1967). Trong đó, Trương Đỉnh Thừa là Thủ trưởng tỉnh đầu tiên, đến năm 1954, điều chuyển khỏi Phúc Kiến, về Trung ương làm Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao hơn hai mươi năm (1954 – 1975), Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia. Tại Phúc Kiến, giai đoạn 1954 – 1958, là vùng đất trong xung đột Trung Quốc – Đài Loan, với Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 1 (1954 – 1955)[270]Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 2 (1958)[271]. Diệp Phi quản lý hành chính tỉnh, kiêm nhiệm Tư lệnh và Chính ủy Quân khu Phúc Châu, tham gia các cuộc khủng hoảng eo biển, được thụ phong Thượng tướng năm 1955, về sau là Tư lệnh và Chính ủy Hải quân Giải phóng quânsau nhiều năm tham chiến hải quân rồi giữ vị trí Phó Ủy viên trưởng Nhân Đại (cấp Phó Quốc gia) trước khi nghỉ hưu.

Những năm đầu, dãy núi Phúc Kiến không thể xây dựng đường sắt, làm cản trở sự phát triển kinh tế của khu vực và liên kết với các tỉnh lân cận. Đường sắt Ưng Đàm – Hạ Môn (nối liền Ưng Đàm, Giang Tây và thành phố Hạ Môn) hoàn thành năm 1956 đã góp phần phát triển. Tuy Phúc Kiến trong những ngày đầu chững lại trong quá trình phát triển, nhưng đã bảo vệ hệ sinh thái của tỉnh, ngày nay, là nơi có tỷ lệ che phủ rừng cao nhất và sinh quyển đa dạng nhất ở Trung Quốc trong khi nhiều tỉnh miền Trung đang gặp nhiều phá hoại, ảnh hưởng xấu từ ô nhiễm.

Tháng 08 năm 1968, cơ quan hành chính được tổ chức lại thành Ủy ban Cách mạng tỉnh Phúc Kiến. Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng tỉnh Phúc Kiến là Hàn Tiến Sở (韩先楚. 1913 – 1986)[272] giai đoạn (1968 – 1973) và Liêu Chí Cao (廖志高. 1913 – 2000)[273] giai đoạn (1973 – 1977). Cả hai đều kiêm nhiệm Chính ủy Quân khu Phúc Châu, trong đó Hàn Tiến SởThượng tướng, sau đó là Tư lệnh Quân khu Lan Châu rồi giữ vị trí Phó Ủy viên trưởng Nhân Đại (cấp Phó Quốc gia tương tự với Diệp Phi) trước khi nghỉ hưu.

Vương Triệu Quốc (1941), Phó Ủy viên trưởng thứ nhất, Tỉnh trưởng Phúc Kiến 1987 – 1990.

Tháng 12 năm 1979, Ủy ban Cách mạng tỉnh Phúc Kiến giải thể và Chính phủ Nhân dân tỉnh Phúc Kiến được tái lập. Giai đoạn 1979 – 2020, có 12 Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Phúc Kiến, là Mã Hưng Nguyên (马兴元. 1917 – 2005)[274] giai đoạn (1979 – 1983), Hồ Bình (胡平. 1930)[275] giai đoạn (1983 – 1987), Vương Triệu Quốc (1987 – 1990)[276], Giả Khánh Lâm (1990 – 1994)[277], Trần Minh Nghĩa (陈明义. 1940)[278] giai đoạn (1994 – 1996), Hạ Quốc Cường (1996 – 1999)[279], Tập Cận Bình (1999 – 2002)[280], Lư Triển Công (2002 – 2004)[281], Hoàng Tiểu Tinh (2004 – 2011)[282], Tô Thụ Lâm (苏树林. 1962)[283] giai đoạn (2011 – 2015), Vu Vĩ Quốc (2015 – 2017)[284], Đường Đăng Kiệt (2017 – nay).

Giai đoạn 1987 – 2002, Chính phủ Nhân dân tỉnh Phúc Kiến trở nên đặc biệt, có năm Tỉnh trưởng, bốn người sau đó trở thành cán bộ cao cấp. Đó là Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia Vương Triệu Quốc (1941), Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Ủy viên trưởng thứ nhất Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Ban Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Lãnh đạo Quốc gia vị trí thứ tư Giả Khánh Lâm (1940), là Bí thư Thành ủy thành phố Bắc Kinh trước khi trở thành Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (khóa XVI, XVII), Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc. Lãnh đạo Quốc gia vị trí thứ sáu Hạ Quốc Cường (1943), là Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Thành ủy thành phố Trùng Khánh trước khi trở thành Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (khóa XVII), Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bên cạnh đó còn có Lư Triển Công, hiện là Phó Chủ tịch Chính Hiệp, một chức vụ hàm Phó Quốc gia trước khi nghỉ hưu và Tô Thụ Lâm, người được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng Phúc Kiến năm 49 tuổi, đầy tiềm năng thăng cấp nhưng đã vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, khai trừ khỏi Đảng năm 2017. Trong những năm ở Phúc Kiến, Hạ Quốc Cường tham gia ứng phó Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ ba, năm 1995 – 1996. Một loạt các vụ thử tên lửa do Trung Quốc tiến hành ở vùng biển xung quanh Đài Loan, bao gồm Eo biển Đài Loan. Nhóm tên lửa đầu tiên được bắn vào giữa đến cuối năm 1995 được cho là nhằm gửi tín hiệu mạnh mẽ tới chính phủ Trung Hoa Dân Quốc dưới thời Lý Đăng Huy, một phần Chính sách một Trung Quốc.[285]

Và Lãnh đạo Tối cao Trung Quốc đương nhiệm Tập Cận Bình (1953), Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Quảng Đông

Biến đổi vị trí

Diệp Kiếm Anh (1897 – 1986), Nguyên thủ quốc gia (1978 – 1983), Lãnh đạo Quốc gia, Thập đại Nguyên soái Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.Năm 1954, Chu Ân Lai, Lưu Thiếu KỳLa Thụy Khanh được Đào Chú, Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Quảng Đông (đầu tiên từ trái sang) đi kiểm tra vườn hồ tiêu ở tỉnh Quảng Đông.

Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Quảng Đông hiện tại là Mã Hưng Thụy, Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX[63]. Ông là một nhà khoa học vũ trụ hàng đầu của Trung Quốc.

Từ khi được thành lập là một tỉnh Trung Quốc cho đến nay, có nhiều điểm quan trọng trong lịch sử Quảng Đông, gồm cả lĩnh vực hành chính. Tháng 10 năm 1949, ngay sau khi tuyên bố thành lập Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa, Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc dưới sự chỉ huy của các tướng Lâm Bưu, Diệp Kiếm Anh, Trần Canh đã giành chiến thắng Trận Quảng Đông, chiếm Quảng Đông. Vào ngày 06 tháng 11 năm 1949, Chính phủ Nhân dân tỉnh Quảng Đông chính thức được thành lập bao gồm cả đảo Hải Nam. Thủ trưởng đầu tiên là Diệp Kiếm Anh[286], quản lý hành chính tỉnh từ 1949 – 1953, đặc biệt chú trọng nông nghiệp, những năm đầu đất nước độc lập khi ông là một tướng lãnh. Bên cạnh Quảng Đông, ông kiêm nhiệm quản lý khu vực Trung Nam. Về sau, ông là nguyên thủ quốc gia (1978 – 1983), là một trong Thập đại Nguyên soái Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (vị trí thứ hai), Phó Chủ tịch thứ nhất Đảng Cộng sản Trung Quốc, nguyên Phó Chú tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc. Ông đã nhân tố quan trọng tham gia lật đổ Tứ nhân bang. Sau đó có Quyền Chủ tịch tỉnh Phương Phương (方方. 1904 – 1971)[287] chỉ trong năm 1953 và Đào Chú (陶铸. 1908 – 1969)[288] giai đoạn (1953 – 1957).

Từ năm 1955 đến 1969, cơ quan hành chính mang tên Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Đông. Thủ trưởng là Chủ tịch, gồm Đào Chú (1953 – 1957), Trần Úc (陈郁. 1901 – 1974)[289] giai đoạn (1957 – 1967), Lâm Lý Minh (林李明. 1910 – 1977)[290] giai đoạn quyền năm 1965. Trong những chính khách này, Đào Chú sau đó trở thành Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Tổng lý Quốc vụ viện, Bí thư Ban Bí thư Trung ương, Trưởng Ban Tuyên truyền Trung ương, Bí thư Quảng Đông. Trần Úc tham chiến nhiều năm cùng Cộng sản Đảng, từng giữ vị trí Ủy viên Bộ Chính trị khóa VI thời kỳ trước thành lập nhà nước. Khi Trung Quốc ra đời, ông công tác ở Quảng Đông 10 năm rồi trở về trung ương giữ chức Bộ trưởng các bộ công nghiệp trước khi qua đời.

Ngày 20 tháng 02 năm 1968, Ủy ban Cách mạng tỉnh Quảng Đông được thành lập. Cơ quan tồn tại từ năm 1968 đến 1979 với việc bổ nhiệm các Thủ trưởng đặc biệt. Có tới bốn vị tướng quân trong giai đoạn này. Nhiệm kỳ có năm người: Hoàng Vĩnh Thắng[291] (1967 – 1969), Lưu Hưng Nguyên (刘兴元. 1908 – 1990)[292] giai đoạn (1969 – 1972), Đinh Thịnh (丁盛. 1913 – 1999)[293] giai đoạn (1972 – 1974), Triệu Tử Dương (1974 – 1975), Vi Quốc Thanh[294]. Triệu Tử Dương làm thủ trưởng trong hơn một năm, sau đó được chuyển tới Tứ Xuyên công tác, lãnh đạo quốc gia sau này. Bốn Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng tỉnh Quảng Đông còn lại đều là tướng quân, hai lãnh đạo cao cấp: Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia Hoàng Vĩnh Thắng, Thượng tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, nguyên Tổng tham mưu trưởng Bộ Tham mưu liên hợp Quân ủy Trung ương Trung Quốc, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Đông. Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia Vi Quốc Thanh (1913 – 1989), Thượng tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, nguyên Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Đông, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc. Trong đó, Thượng tướng Vi Quốc Thanh cùng Đại tướng Trần Canh được Trung Quốc cử sang Việt Nam những năm 1950 – 1953, làm cố vốn, phụ tá Hồ Chí Minh, hỗ trợ Võ Nguyên Giáp trong Chiến tranh Đông Dương, chống Pháp.

Tháng 12 năm 1979, Ủy ban Cách mạng tỉnh Quảng Đông bị bãi bỏ và Chính quyền Nhân dân tỉnh Quảng Đông được tái lập. Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Quảng Đông từ năm 1979 là Tập Trọng Huân[295], ông đã chỉ đạo cải cách hành chính quan trọng, tạo độc lực cơ bản để Quảng Đông bứt phá.[296] Năm 1978, Đặng Tiểu Bình quyết định mở cửa Trung Quốc. Tại Quảng Đông, Tập Trọng Huân đã báo cáo và thuyết phục trung ương về đẩy mạnh kinh tế Quảng Đông. Vào ngày 15 tháng 07 năm 1979, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung QuốcQuốc vụ viện quyết định giành quyền tự chủ kinh tế nhiều hơn cho hoạt động kinh tế đối ngoại của tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến. Vào ngày 26 tháng 08 năm 1980, cuộc họp lần thứ mười lăm của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc lần thứ năm đã thông qua việc thành lập các đặc khu kinh tế tại Thâm Quyến, Châu HảiSán Đầu ở tỉnh Quảng Đông.[297]

Tập Trọng Huân (1913 – 2002) cùng hai con trai, Tập Cận Bình (bên trái), Tập Viễn Bình (giữa). Ảnh năm 1958.
"Bây giờ tôi đã nghỉ hưu, tôi phải sống ở Thâm Quyến và phục hồi sức khỏe ở Thâm Quyến. Thâm Quyến là nhà của tôi, tôi muốn xem Thâm Quyến phát triển."
— Tập Trọng Huân, ở tại Thâm Quyến lúc nghỉ hưu.
Chu Tiểu Đan, Tỉnh trưởng Quảng Đông 2011 – 2016.

Tập Trọng Huân từng là Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Tổng lý Quốc vụ viện, ông thanh trừng trong Đại Cách mạng Văn hóa vô sản, ngược đãi gần 15 năm từ 1965 – 1978. Đến năm 1978 ông mới được khôi phục, điều tới làm Lãnh đạo Quảng Đông. Ông đã tạo ra cách mạng kinh tế, phát triển Quảng Đông mạnh mẽ. Những cống hiến mà ông đóng góp là vô cùng đặc sắc và quan trọng cho Trung Quốc thế kỷ mới[298]. Sau đó, ông là Phó Ủy viên trưởng thứ nhất Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc. Dù trước hay sau những năm bị thành trừng, ông đều là Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia. Một người con trai của ông là Tập Cận Bình, đương nhiệm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, lãnh đạo tối cao thứ sáu của Trung Quốc.

Từ năm 1981 đến nay, có tám Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Quảng Đông kế nhiệm Tập Trọng Huân, thường là chức vụ cuối cùng trước khi nghỉ hưu (không điều chuyển hay thăng chức), bốn người Quảng Đông. Ngoại trừ lãnh đạo đặc biệt Tập Trọng Huân, chưa có Tỉnh trưởng Quảng Đông nào trong những năm này trở thành Bí thư Quảng Đông, khi mà Bí thư Quảng Đông trở thành một chức vụ quan trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, hàm Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia. Một trong các nhiệm vụ quan trọng của Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Quảng Đông là chỉ đạo phát triển kinh tế tỉnh. Nhiệm kỳ có Lưu Điền Phu (刘田夫. 1908 – 2002)[299] giai đoạn (1981 – 1983), Lương Linh Quang (梁灵光. 1916 – 2006)[300] giai đoạn (1983 – 1985), Diệp Tuyến Bình (叶选平. 1924 – 2019)[301] giai đoạn (1985 – 1991), Chu Sâm Lâm (朱森林. 1930)[302] giai đoạn (1991 – 1996), Lô Thụy Hoa (卢瑞华. 1938)[303] giai đoạn (1996 – 2003), Hoàng Hoa Hoa (2003 – 2011)[304], Chu Tiểu Đan (2011 – 2016)[305]. Trong đó Diệp Tuyến Bình là con trai cả của cựu lãnh đạo Diệp Kiếm Anh.

Quý Châu

Tam Dương, ba Thượng tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Dương Dũng, Dương Thành Vũ, Dương Đắc Chí từ trái qua phải. Dương Dũng (1913 – 1983), nguyên Thủ trưởng Quý Châu.

Quý Châu là tỉnh nằm ở phía Tây Nam Trung Quốc. Chính phủ Nhân dân tỉnh Quý Châu đặt trụ ở tại thành phố tỉnh lỵ Quý Dương. Đương nhiệm Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Quý ChâuKham Di Cầm, một người phụ nữ Người Bạch, Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX. Bà là nữ Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân đầu tiên của Quý Châu trong lịch sử.

Triệu Khắc Chí (1953), Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Công an, Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Quý Châu (2010 – 2012).

Vào tháng 12 năm 1949, Chính phủ Nhân dân tỉnh Quý Châu chính thức được thành lập. Người được bổ nhiệm làm Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Quý Châu giai đoạn 1949 – 1954 là Dương Dũng[306], Thượng tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, từng giữ vị trí Bí thư Ban Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và Tư lệnh Quân khu Bắc Kinh sau khi chuyển khỏi Quý Châu. Ông là Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia.

Vào tháng 02 năm 1955, cơ quan được đổi tên thành Ủy ban Nhân dân tỉnh Quý Châu, giai đoạn 1955 – 1967. Các Tỉnh trưởng giai đoạn này là Chu Lâm (1955 – 1965),[307] Lý Lập (1965 – 1967).[308] Sau đó Lý Tái Hàm[309] là Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng tỉnh Quý Châu từ năm 1967 đến 1971. Sau đó là Lam Diệc Nông (1972 – 1973),[310] Lỗ Thụy Lâm (1973 – 1977),[311] Mã Lực (1977 – 1979).[312]

Vào tháng 01 năm 1980, Ủy ban Cách mạng tỉnh Quý Châu đã bị bãi bỏ và Chính phủ Nhân dân tỉnh Quý Châu được tái lập. Các Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Quý ChâuTô Cương (1980 – 1983),[313] Vương Triều Văn (1983 – 1993),[314] Trần Sĩ Năng (1993 – 1996),[315] Ngô Diệc Hiệp (1996 – 1998),[316] Tiền Vận Lục (1998 – 2001)[317], Thạch Tú Thi (2001 – 2006)[318] hay Lâm Thụ Sâm (2006 – 2010).[319] Các Thủ trưởng giai đoạn từ năm 2010 đến nay, có Triệu Khắc Chí (2010 – 2012)[320], Trần Mẫn Nhĩ (2012 – 2015)[321], Tôn Chí Cương (2015 – 2017)[322]Kham Di Cầm (2017 – nay). Triệu Khắc Chí là đương nhiệm Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng Bộ Công an Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cho thấy việc điều chỉnh chức vụ ở Trung Quốc có điểm khác biệt so với các nước khác, gồm cả phương Tây và Việt Nam. Ở các nước như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, chức vụ Thủ trưởng Cảnh sát được bổ nhiệm cho các cảnh sát chuyên ngành. Ở Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan công an được bổ nhiệm cho các công an, tốt nghiệp chuyên ngành, công tác nhiều năm trong lĩnh vực an ninh. Triệu Khắc Chí trước đó không tốt nghiệp hay công tác trong ngành công an nhưng được chuyển từ vị trí Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hà Bắc sang làm Bộ trưởng Bộ Công an Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cho thấy việc sử dụng linh hoạt của Trung Quốc. Ông là Ủy viên Quốc vụ, chức vụ cấp Phó Quốc gia.

Năm 2010, Triệu Khắc Chí, Trần Mẫn Nhĩ, Tôn Chí Cương, Kham Di Cầm đều là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX. Tôn Chí Cương, đương nhiệm là Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quý ChâuTrần Mẫn Nhĩ, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 19 (2017-2022), Bí thư Thành ủy thành phố Trùng Khánh, Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia. Trần Mẫn Nhĩ cũng là cán bộ cao cấp nhất từng giữ vị trí Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Quý Châu.

Sơn Đông

Thời kỳ đầu

Ảnh năm 1966, Khang Sinh thăm Albania tại Đại hội Đảng Lao động Albania.

Sơn Đông là tỉnh ven biển. Vào ngày 17 tháng 8 năm 1940, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã quyết định thành lập Ủy ban Xúc tiến công tác thời chiến tỉnh Sơn Đông. Vào tháng 08 năm 1943, đổi tên thành Ủy ban Hành chính thời chiến tỉnh Sơn Đông. Năm 1957, Trần NghịTúc Dụ chỉ huy và chiến thắng chiến dịch Mạnh Lương Cố. Năm 1949, sau khi quân đội Hoa Kỳ rút khỏi Thanh Đảo, Giải phóng quân tiến vào đóng quân trong thành phố.

Dương Đắc Chí (1911 – 1994), Thượng tướng, Tham mưu trưởng, Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia, Chủ nhiệm Uỷ ban Cách mạng tỉnh Sơn Đông (1971 – 1974).

Vào tháng 12 năm 1949, Chính phủ Nhân dân tỉnh Sơn Đông chính thức được thành lập. Năm 1950, một số phần ở tây bộ Sơn Đông gồm Hà TrạchLiêu Thành đã bị tách ra để hợp thành tỉnh mới Bình Nguyên, song tỉnh này tách vào năm 1952, các khu vực này lại trở về Sơn Đông. Từ ChâuLiên Vân Cảng của Giang Tô cũng từng thuộc quyền quản lý của Sơn Đông trong giai đoạn 1949 – 1952. Giai đoạn 1949 – 1955, lãnh đạo Sơn Đông là Khang Sinh[323], Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Sơn Đông. Thời gian này, ông tỏ ra không hài lòng với sự sắp xếp của Trung ương, là Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ giữ chức Phó Bí thư Trung ương Cục Hoa Đông và Bí thư Tỉnh ủy Sơn Đông. Sau đó, Trung ương đã yêu cầu ông hồi phục ở Hàng Châu. Khang Sinh đã gửi một bức điện nói rằng ông không cần phục hồi, sau đó đổi ý và đến Hàng Châu rồi đến Bệnh viện Bắc Kinh để hồi phục. Lúc này, bác sĩ đánh giá rằng ông bị suy nhược thần kinh[324]. Khang Sinh đã phát biểu rằng ông không có năng lực phát triển kinh tế, xây dựng mà chỉ hiểu về đấu tranh giai cấp, và căn bệnh đến từ đó. Về sau, ông giữ các chức vụ Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (nhiệm kỳ VIII, XIX, X, vị trí thứ năm, bốn và bảy), Cố vấn Tiểu Tổ Văn Cách Trung ương Trung Quốc, Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Phó Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Ban Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Hiệu trưởng Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc[324]. Ông là Lãnh đạo Quốc gia phụ tá Mao Trạch Đông, nhưng lại cùng Tứ nhân bang (Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn NguyênVương Hồng Văn) tham gia tích cực Đại Cách mạng Văn hóa vô sản, sát hại nhiều Đảng viên.[325] Ông qua đời năm 1975, bị khai trừ khỏi Đảng năm 1980.

Vào tháng 03 năm 1955, cơ quan được đổi tên thành Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn Đông. Kế nhiệm Khang Sinh, Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn Đông là Triệu Kiện Dân (1955- 1958), Đàm Khải Long (1958 – 1963), Bạch Như Băng (1963 – 1967). Trong Nạn đói lớn 1959 – 1961, Sơn Đông là một trong các tỉnh chịu thiệt hai nghiêm trọng nhất toàn quốc, đặc biệt là vùng có Hoàng Hà chảy qua.

Tháng 03 năm 1967, Ủy ban Cách mạng tỉnh Sơn Đông được thành lập. Các Chủ nhiệm là Vương Hiệu Vũ (1967 – 1969), Dương Đắc Chí (1971 – 1974)[326], Bạch Như Băng quay trở lại giữ chức (1974 – 1979). Thượng tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Dương Đắc Chí về sau là Uỷ viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Ban Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu liên hợp Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia. Dương Đắc Chí cùng Từ Hướng Tiền, Hứa Thế Hữu tham gia Chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979.

Thủ trưởng hiện đại hóa

Lãnh đạo Quốc gia, Phó Tổng lý thứ nhất Quốc vụ viện Trương Cao Lệ bắt tay Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry tại Bắc Kinh.Quách Thụ Thanh (1955), Chủ tịch Ủy ban Điều hành Ngân hàng Trung Quốc, Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Sơn Đông (2013 – 2017). (ảnh năm 2008 tại Diễn đàn Kinh tế thế giới, Nam Mỹ).

Tháng 12 năm 1979, Ủy ban Cách mạng tỉnh Sơn Đông giải thế và Chính phủ Nhân dân tỉnh Sơn Đông được tái lập. Từ thập niên 1980, sau kỳ cải cách mở cửa phát triển kinh tế, Sơn Đông, đặc biệt là vùng duyên hải đông bộ, đã có sự phát triển to lớn về kinh tế, trở thành một trong các tỉnh giàu có nhất của Trung Quốc. Các Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Sơn Đông từ năm 1979 là Tô Nghị Nhiên (1979 – 1982), Lương Bộ Đình (1982 – 1985), Lý Xương An (1985 – 1987), Khương Xuân Vân (1987 – 1989), Triệu Chí Hạo (1989 – 1995), Lý Xuân Đình (1995 – 2001), Trương Cao Lệ (2001 – 2003)[327], Hàn Ngụ Quần (2003 – 2007), Khương Đại Minh (2007 – 2013)[323], Quách Thụ Thanh (2013 – 2017)[328], Cung Chính (2017 – nay). Trong đó, Khương Xuân Vân (1930 -) là Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Tổng lý Quốc vụ viện, Bí thư Ban Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia,Trương Cao Lệ (1946), Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (Vị trí thứ bảy), Phó Tổng lý Quốc vụ viện thứ nhất, là Lãnh đạo Quốc gia vị trí thứ bảy (2012 – 2017). Từ năm 1949 đến 2020, Sơn Đông có tới bốn Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Sơn Đông về sau là Lãnh đạo Quốc gia, Lãnh đạo Phó Quốc gia.Các Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Sơn Đông thế kỷ XXI đều là chuyên gia kinh tế. Sơn Đông có dân đông đảo và kinh tế cao. Năm 1978, GDP Sơn Đông đứng thứ tư trong cả nước. Trong 30 năm 1979 – 2008, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm ở Sơn Đông là 11,6%, đứng thứ năm trong cả nước sau Quảng Đông, Chiết Giang, Phúc KiếnNội Mông Cổ, trong đó tốc độ tăng trưởng GDP từ 1992 đến 1995 vượt quá 20%[329]. Kể từ năm 2007, kinh tế Sơn Đông đã đứng thứ ba trong cả nước. Năm 2014, tổng GDP của Sơn Đông là gần một nghìn tỷ USD và GDP bình quân đầu người là 9.911 USD. Trong năm 2015, GDP tăng 8,0%, vượt sáu nghìn tỷ NDT[330]. Năm 2015, 15 tỉnh và thành phố thuộc tỉnh Sơn Đông đã lọt vào danh sách 100 thành phố hàng đầu ở Trung Quốc, số lượng được xếp hạng đầu tiên ở mỗi tỉnh[331]. Năm 2017, GDP tăng 7,4% so với năm trước và vượt bảy nghìn tỷ NDT. Thương mại nước ngoài của Sơn Đông đã phục hồi mạnh mẽ, với các đối tác xuất nhập khẩu là Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Năm 2017, tổng giá trị xuất nhập khẩu đạt 17.823 tỷ nhân dân tệ[332]. Năm 2018, Sơn Đông là tỉnh đông thứ hai về số dân, đứng thứ ba về kinh tế Trung Quốc với 100,4 triệu dân, tương đương Philippines[60] và GDP đạt 7,65 nghìn tỷ NDT (1,165 nghìn tỷ USD),[333] tương ứng với México, hạng 15 thế giới, GDP bình quân đầu người đạt 11.525 USD, hạng chín trong nước.

Sơn Tây

Thủ trưởng thế hệ đầu

Tháng 05 năm 1949, toàn bộ lãnh thổ Sơn Tây được giải phóng. Vào tháng 08 cùng năm, Chính phủ Nhân dân Bắc Trung Quốc chính thức bổ nhiệm các thành viên của Chính phủ Nhân dân tỉnh Sơn Tây, chính thức thành lập, trụ sở tại Thái Nguyên, Sơn Tây. Từ năm 1949 đến năm 1955, Chính phủ Nhân dân tỉnh Sơn Tây có ba Chủ tịch gồm Trình Tử Hoa (1949 – 1951), Lại Nhược Ngu (1951 – 1952), Bùi Lệ Sinh (1952 – 1955). Sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, Sơn Tây nằm trong các kế hoạch Tiểu tam tuyến kiến thiết và Chi viện nội địa, kinh tế xã hội Sơn Tây có hướng phát triển thời gian này. Trình Tử HoaLại Nhược Ngu công tác ở Sơn Tây trong thời gian ngắn rồi về trung ương tại các Công hội, Trình Tử Hoa là Chủ nhiệm Tổng Hợp tác xã Cung ứng tiêu thụ Toàn quốc Trung Quốc, Lại Nhược Ngu là Chủ tịch Tổng Công hội Toàn quốc Trung Quốc.

Vào tháng 02 năm 1955, Chính phủ Nhân dân của tỉnh Sơn Tây được tổ chức lại thành Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn Tây. Từ năm 1955 đến năm 1967, Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn Tây có bốn Tỉnh trưởng gồm Bùi Lệ Sinh, tiếp tục giữ chức (1955 – 1956), Vương Thế Anh (1956 – 1958), Vệ Hằng (1958 – 1965), Vương Khiêm (1965 – 1967). Cát ba người đều gặp vấn đề trong Đại Cách mạng Văn hóa vô sản. Vương Thế Anh đã kiên quyết đối đầu với Giang ThanhKhang Sinh trong một thời gian dài. Trong cuộc Đại Cách mạng Văn hóa vô sản, nhóm Cách mạng Văn hóa Trung ương do Giang ThanhKhang Sinh lãnh đạo bắt đầu bức hại hàng loạt Đảng viên. Vào ngày 04 tháng 10 năm 1967, Vương Thế Anh bị đưa đến Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc để chỉ trích và bị giam giữ. Vào ngày 15 tháng 02 năm 1968, tình trạng của ông xấu đi và được đưa vào bệnh viện để trị liệu bức xạ, thẩm vấn tại phòng bệnh. Ông mất vài ngày sau khi được thẩm vấn tại phòng bệnh[334]. Vệ Hằng bị tra tấn bởi Hồng vệ binh, qua đời năm 1967 tại Thái Nguyên, Sơn Tây. Còn Vương Khiêm bị bắt bớ năm 1966, khi đang là Tỉnh trưởng Sơn Tây và giam giữ cho đến năm 1970[335]. Về sau, vào năm 1979, Đặng Tiểu Bình tổ chức buổi lễ tưởng niệm các đồng chí, có Vương Thế Anh:[336]

"Vương Thế Anh đã cống hiến công tác Mặt trận thống nhất ở Thượng Hải, Nam Kinh, Thiên Tân, Tây Bắc Trung Quốc và dũng cảm trong Chiến tranh chống Nhật Bản. Sau khi thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ông giữ chức Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn Tây, cống hiến và xây dựng những thành tựu to lớn cho Đảng và nhân dân."
— Vi Quốc Thanh đọc lời truy điệu.

Đối với Vệ Hằng, ông được Tỉnh ủy Sơn Tây minh oan năm 1985. Đới với Vương Khiêm thoát khỏi thanh trừ Cách mạng, quay trở lại năm 1975. Tháng 03 năm 1967, Ủy ban Cách mạng tỉnh Sơn Tây được thành lập. Từ năm 1967 đến năm 1979, Ủy ban Cách mạng tỉnh Sơn Tây có ba Chủ nhiệm, gồm Lưu Cách Bình (1967 – 1971), sau là Ủy viên Ủy ban Chính phủ Nhân dân Trung ương Trung Quốc, Thiếu tướng Tạ Chấn Hoa (1971 – 1975), Vương Khiêm, quay trở lại giữ chức (1975 – 1979). Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, tại Sơn Tây đã tiến hành xây dựng chủ nghĩa tập thể, trong đó nổi bật là mô hình kinh tế tập thể chủ nghĩa tại thôn Đại Trại, Mao Trạch Đông từng ban ra lời hiệu triệu Nông nghiệp học Đại Trại. Sau cải cách kinh tế, kinh tế Sơn Tây chuyển từ phụ thuộc vào nguồn tài nguyên than đá phong phú dưới lòng đất sang dùng than đá để phát triển điện lực, than hóa học.

Từ 1979

Vào tháng 12 năm 1979, Ủy ban Cách mạng của tỉnh Sơn Tây được giải thể và Chính phủ Nhân dân tỉnh Sơn Tây được tái lập. Các Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Sơn Tây từ 1979 có La Quý Ba (1979 – 1983), Vương Sâm Hạo (1983 – 1992), Hồ Phú Quốc (1992 – 1993), Tôn Văn Thành (1993 – 1999), Lưu Chấn Hoa (1999 – 2004), Trương Bảo Thuận (2004 – 2005)[337], Vu Yếu Quân (2005 – 2007), Mạnh Học Nông (2007 – 2008), Vương Quân (2008 – 2012)[338], Lý Tiểu Bằng (2012 – 2016)[339], Lâu Dương Sinh (2016 – 2019) và Lâm Vũ. Giai đoạn này có 12 Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Sơn Tây, chỉ bốn người trở thành Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Sơn Tây, chưa có lãnh đạo cao cấp nào từng giữ vị trí. Ngoài ra, có Mạnh Học Nông đã từng rời vị trí tới hai lần, lần thứ nhất năm 2003, đang là Thị trưởng Chính phủ Nhân dân thành phố Bắc Kinh, cách chức vì không kiểm soát thành công Sự kiện SARS, lần thứ hai năm 2008, đang là Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Sơn Tây, từ chức vì không xử lý thành công Vụ lở đất Sơn Tây 2008.

Năm 2018, Sơn Tây là tỉnh đứng thứ mười tám về số dân, đứng thứ hai mươi hai về kinh tế Trung Quốc với 37 triệu dân, tương đương với Canada[60] và GDP đạt 1.682 tỉ NDT (254,2 tỉ USD) tương ứng với Việt Nam.[340] GDP bình quân đầu người của Sơn Tây năm 2018 là 45.425 NDT, tương ứng với 6.765 USD (hạng thứ 23), vị trí thấp ở Trung Quốc. Trong giai đoạn 2016 – 2019, khi Lâu Dương SinhTỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Sơn Tây, tỉnh đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt, khi Tổng sản phẩm nội địa tỉnh năm 2016 là 196,47 tỷ USD,[333] năm 2019 dự kiến đạt 275 tỷ USD.

Thanh Hải

Bản đồ tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc

Thanh Hải là một tỉnh hiện gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Năm 2018, Thanh Hải có 5,9 triệu dân, GDP danh nghĩa đạt 188,5 tỉ NDT (29,9 tỉ USD),[333] chỉ số GDP đầu người đạt 47.690 NDT (tương ứng 7,207 USD).[61] Chính phủ Nhân dân tỉnh Thanh Hải là cơ quan chủ yếu quản lý vấn đề kinh tế tỉnh, phát triển kinh tế tỉnh.

Tập tin:Zhao Leji.jpgTriệu Lạc Tế (1957), Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 19, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Lãnh đạo Quốc gia vị trí thứ sáu.

Vào tháng 01 năm 1950, Ủy ban Chính trị và Quân sự Nhân dân tỉnh Thanh Hải cũ được tổ chức lại để thành lập Chính phủ Nhân dân tỉnh Thanh Hải. Từ 1950 đến 1955 có ba Chủ tịch gồm Triệu Thọ Sơn (1950 – 1952), Trương Trọng Lương (1952 – 1954), Tôn Tác Tân (1954 – 1955). Vào tháng 01 năm 1955, cơ quan được đổi tên thành Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hải. Các vị Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân gồm Tôn Tác Tân (1955 – 1958), Tôn Quân Nhất, (1955), Viên Nhiệm Viễn (1958 – 1962), Vương Chiêu (1962 – 1967).

Tháng 08 năm 1967, cơ được đổi thành Ủy ban Cách mạng tỉnh Thanh Hải, Lưu Hiện Quyền làm Thủ trưởng 10 năm (1967 – 1977), tiếp theo là Đàm Khải Long (1977 – 1979). Tháng 08 năm 1979, Ủy ban Cách mạng tỉnh Thanh Hải bị bãi bỏ và Chính phủ Nhân dân tỉnh Thanh Hải được tái lập. Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Thanh Hải từ đó đến nay gồm Trương Quốc Thanh (1979 – 1982), Hoàng Tĩnh Ba (1982 – 1985), Tống Thụy Tường (1985 – 1989), Kim Cơ Bằng (1989 – 1992), Điền Thành Bình (1992 – 1997)[341], Bạch Ân Bồi (1997 – 1999), Dương Truyền Đường (2003 – 2004). Từ năm 1999 đến nay, trong số các Tỉnh trưởng Thanh Hải có tới sáu Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX[63] đang công tác chưa về hưu, gồm Triệu Lạc Tế[342], Tống Tú Nham (nữ), Lạc Huệ Ninh[343], hiện là Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Sơn Tây, Hác Bằng, hiện là Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước Trung Quốc, Vương Kiến Quân[344], Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thanh HảiLưu Ninh, đương nhiệm Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Thanh Hải.

Thanh Hải

Lịch sử Chính phủ Nhân dân tỉnh Thanh Hải chỉ có một vị lãnh đạo quốc gia từng giữ vị trí Thủ trưởng tỉnh, đó là Triệu Lạc Tế (1957 -), Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX (lãnh đạo thứ sáu), Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, nguyên Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, nguyên Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông là người trẻ nhất trong số bảy lãnh đạo quốc gia hiện tại, từng là Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Thanh Hải, giai đoạn (1999 – 2003), khi chỉ mới 42 tuổi. Ông sinh ra ở Tây Ninh, Thanh Hải. Triệu Lạc Tế là một trong những phụ tá của Tập Cận Bình, hiện đang là Lãnh đạo Quốc gia vị trí thứ sáu Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa, người trẻ nhất trong số bảy Lãnh đạo Quốc gia hiện tại.

Thiểm Tây

Trần Đức Minh (1949 -), nguyên Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Thiểm Tây (2004 – 2006).

Chính phủ Nhân dân tỉnh Thiểm Tây được Đảng Cộng sản Trung Quốc thiết lập từ trong cuộc Nội chiến Trung Quốc giữ Đảng Cộng sản Trung QuốcTrung Quốc Quốc dân

Đảng. Trong Nội chiến Trung Quốc thứ hai, các cơ quan hành chính được Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập ở khu vực phía bắc Thiểm Tây nhằm chiếm giữ Thiểm Tây, Cam Túc và Ninh Hạ. Sau khi Hồng quân Trung HoaỦy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đến miền bắc Thiểm Tây, các cơ quan hành chính được quyết định sáp nhập vào khu vực Quan Trung. Vào tháng 09 năm 1937, Chính phủ Nhân dân Vùng Biên giới Thiểm Tây – Cam Túc – Ninh Hạ được thành lập. Kể từ năm 1943, Chính quyền Nhân dân khu vực biên giới có quyền chiếm lĩnh hơn 20 quận tại Thiểm Tây.[345]

Vào tháng 05 năm 1949, Chính phủ Nhân dân Vùng Biên giới Thiểm Tây – Cam Túc – Ninh Hạ chuyển đến Tây An. Sau khi Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc đóng quân ở tỉnh Thiểm Tây, đã tổ chức thành lập 102 cơ quan hành chính địa phương trong tỉnh. Vào ngày 10 tháng 01 năm 1950, Chính phủ Nhân dân tỉnh Thiểm Tây được thành lập và thủ phủ của tỉnh được thành lập tại Tây An. Cùng ngày, Báo cáo của Chính phủ Nhân dân tỉnh Thiểm Tây được công bố, với nội dung:

"Theo lệnh Trung ương, bổ nhiệm đồng chí Mã Minh Phương làm Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Thiểm Tây, các đồng chí Phó Chủ tịch... Mã Minh Phương và Chính phủ Nhân dân tỉnh tổ chức lễ nhậm chức tại Tây An vào ngày 10 tháng 01 năm 1950. Chính phủ Nhân dân tỉnh quyết tâm tuân thủ mục tiêu, quyết định của Chính phủ Nhân dân Trung ương và Ủy ban Quân sự và Chính trị Tây Bắc, đoàn kết nhân dân Thiểm Tây bằng mọi khả năng..."

Vương Nhiệm Trọng (1917 – 1992) (thứ ba từ phải qua), nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng tỉnh Thiểm Tây (1978 – 1979).

Mã Minh PhươngTriệu Thọ Sơn là hai Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Thiểm Tây trong giai đoạn này. Năm 1954, Đại hội Đại biểu Nhân dân tỉnh Thiểm Tây được thành lập, theo Hiến pháp Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thông qua năm 1954, cuộc họp lần thứ hai của Đại hội Đại biểu Nhân dân tỉnh Thiểm Tây đầu tiên đã được tổ chức từ ngày 26 tháng 12 đến ngày 31 tháng 12 năm đó, đổi tên chức vụ và bầu Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh. Triệu Thọ Sơn tái nhiệm (1955 – 1959), Triệu Bá Bình (1959 – 1963), Lý Khải Minh (1963 – 1966), Lý Thụy Sơn (1966 – 1967). Lý Thụy Sơn tiếp tục giữ vị trí Chủ nhiệm Ủy ban Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Kiểm soát tỉnh Thiểm Tây (1967 – 1968).

Ngày 01 tháng 05 năm 1968, Ủy ban Cách mạng tỉnh Thiểm Tây được thành lập tại Tây An. Lý Thụy Sơn lại được bầu làm Chủ nhiệm (1968 – 1978), và Vương Nhiệm Trọng (1978 – 1979). Tính đến nay, Vương Nhiệm Trọng là cán bộ cao cấp nhất về sau từng giữ vị trí Tỉnh trưởng Thiểm Tây, từng là Phó Tổng lý Quốc vụ viện, Bí thư Ban Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Trưởng Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, Phó Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia.

Vào tháng 12 năm 1979, cuộc họp thứ năm của Đại hội Đại biểu Nhân dân tỉnh Thiểm Tây đã quyết định Chính phủ Nhân dân tỉnh Thiểm Tây, theo nghị định Trung ương, bầu Tỉnh trưởng, Phó Tỉnh trưởng. Từ đó đến nay, các Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Thiểm TâyVu Minh Đào (1979 – 1983), Lý Khánh Vĩ (1983 – 1986), Trương Bột Hưng (1986 – 1987), Hầu Tông Tân (1987 – 1990), Bạch Thanh Tài (1990 – 1994), Trình An Đông (1994 – 2002), Giả Trị Bang (2002 – 2004)[346], Trần Đức Minh (2004 – 2006), Viên Thuần Thanh (2006 – 2010)[347], Triệu Chính Vĩnh (2010 – 2012)[348]. Trong thời gian từ 2014 đến 2019, đã có điều tra về vụ việc xây dựng bất hợp phát tại Tần Lĩnh, Thiểm Tây, Triệu Chính Vĩnh bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ươngỦy ban Giám sát Nhà nước bắt giữ để điều tra do vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng.[349][350]

Gần đây có Lâu Cần Kiệm[351], hiện đang là Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Giang Tô, Hồ Hòa Bình, hiện là Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thiểm Tây và đương nhiệm Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Thiểm Tây Lưu Quốc Trung. Cả ba đều là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX.[63]

Tứ Xuyên

Tứ Xuyên năm 2018 có 83 triệu dân, tương đương Đức[60], GDP đạt 4.068 tỉ Nhân dân tệ (tương đương 615,4 tỉ USD).[61] Tứ Xuyên gặp nhiều khó khăn trong lịch sử thành lập từ 1952.

Thời kỳ đầu

Vào tháng 12 năm 1949, chiến tranh phía tây nam kết thúc và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chiếm toàn bộ tỉnh Tứ Xuyên. Từ tháng 01 năm 1950, các Ủy ban Hành chính được thành lập nhằm quản lý Tứ Xuyên bao gồm khu Xuyên Bắc, Xuyên Tây, Xuyên Nam và Xuyên Nam. Địa bàn Tứ Xuyên được chia thành bốn khu, tồn tại từ năm 1950 đến năm 1952. Thủ trưởng các đơn vị này là tiền đề Thủ trưởng hành chính tỉnh Tứ Xuyên.

Thủ trưởng bốn cơ quan hành chính tiền đề tỉnh Tứ Xuyên từ 1950 – 1952
Chân dungTênChức vụChức vụ về sau
Diêm Hồng Ngạn (1909 – 1967)

Quê tại Thiểm Tây.

Mất năm 1967 tại Côn Minh.

Chủ nhiệm Ủy ban Hành chính Xuyên Đông

(giai đoạn 1950 – 1952)

Thượng tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Chính ủy Quân khu Côn Minh.
Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vân Nam.
Bí thư thứ nhất Ủy ban Tây Nam Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trương Quốc Hoa (1914 – 1972)

Quê tại Cát An, Giang Tây.

Mất năm 1972 tại Thành Đô.

Chủ nhiệm Ủy ban Hành chính Xuyên Nam

(năm 1950)

Phong Trung tướng Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc 1955.
Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách tỉnh Tứ Xuyên từ 1968 – 1972.
Bí thư Khu ủy Khu tự trị Tây Tạng.
Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Tứ Xuyên.
Lý Tĩnh Toàn (1909 – 1989)

Quê tại Lâm Xuyên,Giang Tây.

Mất năm 1989 tại Bắc Kinh.

Chủ nhiệm Ủy ban Hành chính Xuyên Tây

(giai đoạn 1950 – 1952)

Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Bí thư Ủy ban Trung ương Tây Nam Trung Quốc.
Bí thư thứ nhất Tỉnh ủy tỉnh Tứ Xuyên.
Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc.
Ủy viên Ủy ban Cố vấn Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Chính ủy Quân khu Thành Đô.
Cán bộ Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia, Thủ trưởng Tứ Xuyên đầu tiên
Hồ Diệu Bang[352] (1915 – 1989)

Quê tại Hồ Nam.

Mất năm 1989 tại Bắc Kinh.

Chủ nhiệm Ủy ban Hành chính Xuyên Bắc

(giai đoạn 1950 – 1952)

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc 1982 – 1987.
Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc (1981 – 1982).
Tổng Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Lãnh đạo quốc gia vị trí thứ bảy rồi thứ năm và thứ nhất.
Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trưởng Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Bí thư thứ nhất Tỉnh ủy tỉnh Thiểm Tây.
Bí thư thứ nhất Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc.
Lãnh đạo Quốc gia từ 1980 – 1987.

Vào ngày 07 tháng 08 năm 1952, cuộc họp lần thứ 17 của Ủy ban Chính phủ Nhân dân Trung ương Trung Quốc đã quyết định giải thể bốn cơ quan hành chính nói trên và sáp nhập và thành lập Chính phủ Nhân dân tỉnh Tứ Xuyên. Thủ trưởng là Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh từ năm 1952 đến 1955, là Lý Tĩnh Toàn, bổ nhiệm từ vị trí Chủ nhiệm Xuyên Tây, là Thủ trưởng cơ quan hành chính tỉnh đầu tiên của Tứ Xuyên. Năm 1954, thành phố Trùng Khánh được hạ hành thành phố trực thuộc tỉnh Tứ Xuyên, một phần Tứ Xuyên cho đến năm 1997, quay lại vị trí thành phố trực thuộc trung ương.

Vào tháng 01 năm 1955, cơ quan được đổi tên thành Ủy ban Nhân dân tỉnh Tứ Xuyên. Vào tháng 07 cùng năm, một phần tỉnh Tây Khang cũ đã được sáp nhập vào Tứ Xuyên (một phần vào Khu tự trị Tây Tạng). Từ 1959 đến 1961, nạn đói lớn đã diễn ra, người dân Tứ Xuyên đã phải chịu một nạn đói chưa từng thấy trong lịch sử, đặc biệt là ở vùng đồi núi Xuyên Đông có dân đông và ít đất canh tác. Tổng số người chết không tự nhiên ở Tứ Xuyên là 9,4 triệu người.[41] Là Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh Tứ Xuyên 13 năm (1955 – 1968), Lý Đại Chương có nhiệm vụ vượt qua nạn đói cho tỉnh, đến năm 1961 mới kết thúc. Nạn đói cũng đã làm tổn hại đến sản xuất công nghiệp và nông nghiệp trong tỉnh, ba năm này có thể xem là một bước ngoặt của Tứ Xuyên bởi vì kể từ đó Tứ Xuyên đã không còn là một trong những khu vực phát triển nhất tại Trung Quốc.

Từ 1968

Ảnh năm 1984 tại Hoa Kỳ giữa Triệu Tử Dương, Tổng lý Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bên phải ngoài cùng, cùng Ronald Reagan, Tổng thống Hoa Kỳ (thứ 40), và Nancy Reagan, phu nhân.

Tháng 05 năm 1968, Ủy ban Cách mạng tỉnh Tứ Xuyên được thành lập, trong giai đoạn Đại Cách mạng Văn hóa vô sản. Hai Trung tướng[353] được điều tới quản lý hành chính gồm Trương Quốc Hoa (nguyên Chủ nhiệm Xuyên Nam), Lưu Hưng Nguyên. Năm 1975, trong hoàn cảnh khó khăn của Tứ Xuyên, Đặng Tiểu Bình đã đặt Triệu Tử Dương làm Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách tỉnh Tứ Xuyên, nhằm đẩy mạnh phát triển khu vực.[354] Trong bốn năm làm Lãnh đạo Tứ Xuyên (1975 – 1979), ông nới lỏng các chính sách về các vấn đề nông nghiệp, thúc đẩy phát triển các hoạt động đa dạng, giảm gánh nặng cho nông dân, giúp nông dân hồi phục. Năm 1977, so với năm 1976, tổng sản lượng ngũ cốc của tỉnh Tứ Xuyên tăng 10%. Trong nửa cuối năm 1978, diện tích đất dành cho nông dân được mở rộng lên khoảng 15% tổng diện tích đất trồng trọt, nông dân sản xuất hàng hóa cho hộ gia đình. Với việc thúc đẩy hệ thống hợp đồng hộ gia đình, ông đã dẫn đầu trong thí điểm đất nước để xây dựng lại chính quyền ở Tứ Xuyên, và cung cấp kinh nghiệm trong việc hủy bỏ hệ thống xã trên toàn quốc.[355] Đặng Tiểu Bình coi đây là mô hình cho Cải cách kinh tế Trung Quốc. Một câu tương truyền giai đoạn rất nổi tiếng: "Muốn ăn cơm? Tìm Vạn Lý. Muốn thức ăn? Tìm Tử Dương!".[354] Sau đó, Triệu Tử Dương trở thành Lãnh đạo Quốc gia, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (1987 – 1989). Tuy nhiên, bởi sự ủng hộ Sự kiện Thiên An Môn, ông bị thanh trừng năm 1989 và giam lỏng đến khi qua đời năm 2005.

Tháng 12 năm 1979, Ủy ban Cách mạng tỉnh Tứ Xuyên bị bãi bỏ và Chính phủ Nhân dân tỉnh Tứ Xuyên được tái lập. Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Tứ Xuyên là Thủ trưởng tỉnh cho đến nay. Điều đặc biệt khác nhiều tỉnh khác đó là các Tỉnh trưởng Tứ Xuyên giai đoạn này thường giữ chức vụ đến khi nghỉ hưu, ít vị được điều chuyển, chưa có vị nào được thăng chức. Lỗ Đại Đông (19791982), Dương Tích Tông (19821985), Tưởng Dân Khoan (19851988), Trương Hạo Nhã (19881993), Tiêu Ương (19931996), Tống Bảo Thụy (19961999), Trương Trung Vĩ (19992007), Tưởng Cự Phong (20072013), Ngụy Hồng (20072016). Năm 2008, Động đất Tứ Xuyên 2008 diễn ra, gây thiệt hại vô cùng lớn, có tới 67.229 người tử vong.[356] Trong giai đoạn này, Tưởng Cự Phong tham gia giải quyết, phục hồi Tứ Xuyên. Năm 2016, Ngụy Hồng vi phạm kỷ luật nghiêm trọng khi đang là Tỉnh trưởng, phải từ chức. Người được bổ nhiệm thay đổi là Doãn Lực, Tiến sĩ Y học, một chuyên gia Y học, chuyển tới từ vị trí Thứ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc, Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX.[63], hiện là Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Tứ Xuyên.

Vân Nam

Giai đoạn đầu

Trần Canh (1903 – 1961), Đại tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, nguyên Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Vân Nam (1950 – 1955).Trần Canh bàn kế hoạch quân sự với Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1950

Vân Nam là một trong 33 đơn vị hành chính của Trung Quốc, nằm ở phía Đông Nam, tiếp biên giới Việt Nam, LàoMyanmar. Vào tháng 10 năm 1950, Ủy ban Kiểm soát Quân sự thành phố Côn Minh được Trung ương ra quyết định trù bị để tích hợp thành lập cơ quan hành chính của tỉnh Vân Nam, đó là Chính phủ Nhân dân tỉnh Vân Nam. Thủ trưởng hành chính tỉnh trong giai đoạn 1950 – 1955 giữ chức vụ gọi là Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Vân Nam, và lãnh đạo đó là Trần Canh, Đại tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (một trong mười vị đại tướng Trung Quốc). Trong những năm ở Vân Nam, ông đã nhiều lần chuyển sang Việt Nam làm cố vấn, giúp đỡ Việt Nam trong cuộc Chiến tranh Đông Dương chống Pháp. Trần Canh là người được Mao Trạch Đông hết sức tin cậy, từng giữ chức vụ Phó Tổng Tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc, mất sớm năm 1961.[357]

Đầu năm 1955, Chỉnh phủ Nhân dân tỉnh Vân Nam được chuyển tên thành Ủy ban Nhân dân tỉnh Vân Nam. Vào tháng 04 năm 1955, Phiên họp thứ hai của Đại hội Đại biểu Nhân dân đầu tiên của tỉnh Vân Nam đã bầu ra Ủy ban Nhân dân tỉnh Vân Nam. Giai đoạn này, Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh Vân Nam có bốn vị, đó là Quách Ảnh Thu (1955 – 1958), Vu Nhất Xuyên (1958 – 1964), Lưu Minh Huy (1964 – 1965), Lưu Duy Tân (1965 – 1967).

Lý Thành Phương (1914 – 1984), Trung tướng Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc.

Tháng 03 năm 1967, Trung ương thành lập Ủy ban Kiểm soát Quân sự tỉnh Vân Nam của Giải phóng quân Nhân dân kiểm soát Vân Nam. Thủ tưởng kiểm soát Vân Nam giai đoạn này là Lý Thành Phương, Trung tướng Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc.

Đàm Phủ Nhân (1910 – 1970), Trung tướng Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc.

Tháng 08 năm 1968, Ủy ban Cách mạng tỉnh Vân Nam chính thức được thành lập. Giai đoạn đầu, Đàm Phủ Nhân giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng tỉnh Vân Nam (1968 – 1970). Trong thời gian này, ở Côn Minh đã xảy ra một vụ án nghiêm trọng, và Thủ trưởng tỉnh Vân Nam, Đàm Phủ Nhân đã bị bắt tử vong. Nguyên nhân của án mạng này là bởi cuộc bạo động ở tỉnh Vân Nam về việc chống lại Đại Cách mạng Văn hóa vô sản được tổ chức. Sau đó, Vân Nam phải thay Thủ trưởng hành chính, lần lượt gồm Lưu Duy Tân (1970 – 1975), Cổ Khai Doãn (1975 – 1977) và An Bình Sinh (1977 – 1979).

Từ 1979

Tháng 12 năm 1979, Ủy ban Cách mạng tỉnh Vân Nam bị bãi bỏ và Chính phủ Nhân dân tỉnh Vân Nam được thành lập trở lại, trở thành cơ quan hành chính tỉnh Vân Nam cho đến nay. Các Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Vân Nam đến nay như Lưu Minh Huy (1979 – 1983), Phổ Triều Trú (1983 – 1985), Hòa Chí Cường (1985 – 1998), Lý Gia Đình (1998 – 2001), Từ Vinh Khải (2001 – 2006), Tần Quang Vinh (2006 – 2011), Lý Kỉ Hằng (2011 – 2014)[358], Trần Hào (2014 – 2016), Nguyễn Thành Phát (2016 – nay). Gần đây có Lý Kỉ HằngBí thư Khu ủy Khu tự trị Nội Mông Cổ, Trần Hào[359]Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vân Nam và đương nhiệm Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Vân Nam hiện nay là Nguyễn Thành Phát. Cả ba người này đều đang là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX.[63]

Trụ sở Chính phủ Nhân dân tỉnh Vân Nam.

Từ năm 1950 đến nay, Vân Nam có tổng cộng 19 Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân. Tỉnh không có lãnh đạo quốc gia nào từng giữ vị trí này. Ở Vân Nam, đã xảy ra một vụ án phức tạp và nghiêm trọng năm 2001, liên quan đến tội tham nhũng, nhận hối lộ của Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Vân Nam Lý Gia Đình. Vụ án được điều tra, xét xử nghiêm khắc và kết quả là Lý Gia Đình nhận án tử hình năm 2001. Vợ ông tự tử và con trai ông phải nhận án tù 15 năm.[360]

Năm 2018, Vân Nam là tỉnh đông thứ mười hai về số dân, đứng thứ ba mươi về kinh tế Trung Quốc với 48 triệu dân, tương đương với Hàn Quốc[60] và GDP danh nghĩa đạt 1.788 tỉ NDT (270,2 tỉ USD)[61] tương ứng với Phần Lan. Vân Nam có chỉ số GDP đầu người xếp thứ ba mươi Trung Quốc, đạt 37.160 NDT (tương ứng với 5.612 USD).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân http://www.da.bj.cn/staticfile/Exhibition/yin/1-1.... http://news.cnr.cn/special/zgsyzgn/wmjldhn/hn1980/... http://bjrb.bjd.com.cn/html/2014-09/29/content_221... http://www.china.com.cn/chinese/zhuanti/208065.htm http://www.crt.com.cn/news2007/News/tgjx/2006-5/30... http://www.crt.com.cn/news2007/news/GCTC/101026114... http://cpc.people.com.cn/GB/64162/123659/123810/73... http://dangshi.people.com.cn/GB/85039/14329784.htm... http://politics.people.com.cn/GB/1026/4679686.html http://politics.people.com.cn/GB/41223/4065087.htm...